Hủy
Kinh Doanh

Năng suất lao động Việt Nam thấp nhất Châu Á

Chủ Nhật | 07/09/2014 20:00

"Lỗ hổng đào tạo-việc làm khiến chất lượng, năng suất lao động vốn thấp càng thêm tồi tệ" là nhận định vừa được văn phòng ILO tại Việt Nam đưa ra.
 

Theo ILO Việt Nam, chỉ có chưa đến1/5 lực lượng lao động của Việt Nam được đào tạo chuyênmôn, và những kỹ năng mà hệ thống giáo dục trang bị cho họ thường không phù hợp với những kỹ năngmà thị trường lao động đòi hỏi.

Báo cáo Điều tra Lao động việc làm 2013 vừa mới công bố cũng chỉ ra rằng, mặc dù tình trạng nóitrên đã được cải thiện từ 2010, nhưng vẫn có tới 82% lực lượng lao động, tương đương với hơn 43,5triệu người, chưa bao giờ qua đào tạo hoặc có bằng cấp.

ILO cho biết, đồng bằng Sông Cửu Long là khu vực có trình độ kỹ năng thấp nhất khi cứ 10 lao độngtại đây thì chỉ có một người đã qua đào tạo. Trong khi đó, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở Hà Nộilà cao nhất cũng chỉ ở mức 37%.

"Nguồn lao động trẻ và dồi dào đã mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội, nhưng đáng tiếc là trình độ kỹnăng và chuyên môn thấp của người lao động lại cản trở Việt Nam nắm bắt cơ hội không dễ dàng cóđược ấy" - ông Gyorgy Sziraczki, Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam nhận định.

Trầm trọng hơn là sự chênh lệch giữa kỹ năng hệ thống giáo dục và đào tạo trang bị cho người laođộng với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai.

Trong một cuộc khảo sát về nhu cầu kỹ năng mới đây do ILO thực hiện với hơn 200 doanh nghiệp trongngành du lịch ở miền Trung Việt Nam, toàn bộ các chủ doanh nghiệp đều cho biết sinh viên tốt nghiệpcác trường dạy nghề không đáp ứng yêu cầu công việc ở đơn vị của họ.

Hệ quả của tình trạng này là năng suất lao động tại Việt Nam rơi vào mức thấp nhất của Châu Á -Thái Bình Dương. Theo một nghiên cứu của ILO, năng suất lao động của Sigapore năm 2013 cao gấp 15lần năng suất lao động của Việt Nam. Thậm chí, năng suất lao động của Việt Nam cũng chỉ bằng mộtphần năm so với Malaysia và hai phần năm so với Thái Lan, hai quốc gia thu nhập trung bình khácthuộc khối ASEAN.

"Để phát triển kỹ năng theo nhu cầu thị trường, Việt Nam cần tăng cường hợp tác với khối tư nhâncũng như đẩy mạnh sự tham gia của doanh nghiệp vào hệ thống giáo dục và đào tạo", ông Sziraczki chobiết.

Luật Dạy nghề sửa đổi, với nội dung nhấn mạnh sự tham gia của doanh nghiệp thông qua các chươngtrình ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động đào tạo, dự kiến sẽ giúp cải thiệntình trạng nói trên nếu được Quốc hội thông qua vào cuối năm nay.

Nguồn VnMedia


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới