Hủy
Kinh Doanh

Ngành dược 6 tháng đầu năm 2014: Lợi nhuận tăng, ROE giảm

Thứ Hai | 08/09/2014 07:30

 
 
Chỉ một vài doanh nghiệp ngành dược phẩm và y tế đạt hơn 50% kế hoạch năm 2014 đã đề ra.

Tính đến cuối quý II/2014, 15 doanh nghiệp dược phẩm và y tế đang được niêm yết trên 2 sở giao dịch chứng khoán. Trong đó, 9 doanh nghiệp niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) và 6 doanh nghiệp còn lại niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).

h
Danh sách các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết
(Nguồn: HOSE, HNX)
Đơn vị: đồng
Quý II/2014, biên lợi nhuận gộp và chi phí bán hàng tăng hơn 1%

Tổng doanh thu quý II/2014 của 15 doanh nghiệp niêm yết là hơn 6.300 tỷ đồng, tăng nhẹ 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Các công ty DHG, IMP, AMV, DBT ghi nhận doanh thu giảm so với cùng kỳ, lần lượt giảm 12,4%, 10,6%, 67% và 11%.

Doanh thu các công ty còn lại đều tăng. Trong đó, PPP JVC tăng nhiều nhất, lần lượt là 24,5% và 20,2%. Các công ty DMC, OPC SPM đều tăng hơn 13%.

Quý II/2014, doanh thu của VMD đạt 3.022 tỷ đồng, tăng 8,3% so với cùng kỳ. Chỉ riêng doanh thu của VMD đã chiếm đến gần 50% tổng doanh thu của 15 doanh nghiệp. Doanh thu của VMD đến từ mảng phân phối dược phẩm. Công ty chuyên nhập khẩu ủy thác cho các tập đoàn nước ngoài.

Doanh thu quý II/2014 (Nguồn: Sở GDCK Tp. Hồ Chí Minh, Sở GDCK Hà Nội) Đơn vị: tỷ đồng
Doanh thu quý II/2014 (Nguồn: HOSE, HNX)
Đơn vị: tỷ đồng

Trong quý II năm nay, biên lợi nhuận gộp chung của 15 công ty là 24,6%. Cùng kỳ năm trước, biên lợi nhuận gộp là 23,2%.

Đáng chú ý, AMV có biên lợi nhuận gộp -17,1% trong quý II/2014 trong khi cùng kỳ lên đến 26,4%.

Có 8 doanh nghiệp với biên lợi nhuận gộp tăng gồm DCL, DHG, IMP, SPM, JVC, VMD, PMC, PPP. Trong đó, 3 doanh nghiệp có biên lợi nhuận gộp cao nhất phải kể đến DHG 52,7%, IMP 48,5%, PMC 45,3%.

Mặc dù biên lợi nhuận gộp giảm nhẹ so với cùng kỳ, OPC TRA vẫn duy trì ở mức cao so với các doanh nghiệp khác, lần lượt là 51,2% và 42,5%.

Biên lợi nhuận gộp Dược phẩm Phong Phú PPP tăng hơn gấp 5 lần so với cùng kỳ, đạt 16,8% trong quý II năm nay. Trong khi đó, Y dược phẩm Vimedimex VMD duy trì mức trên 8% trong quý II cả 2 năm và đạt 8,7% trong quý II/2014.

Các doanh nghiệp còn lại có biên lợi nhuận gộp quý II năm nay giao động từ 13% đến 36%.

Biên lợi nhuận gộp quý II/2014
Biên lợi nhuận gộp quý II/2014

Đối với các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam, chi phí bán hàng chiếm tỷ lệ khá cao trong doanh thu thuần. Nhìn chung, tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần tăng từ 11,8% trong quý II/2013 lên 12,9% trong quý II/2014.

Ngoại trừ 4 công ty DMC, SPM, DHT PPP thì các công ty khác đều ghi nhận tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần tăng.

Trong quý II, Dược Hậu Giang DHG và Y dược phẩm Vimedimex VMD là 2 doanh nghiệp có chi phí bán hàng cao nhất, lần lượt vào khoảng 250 tỷ đồng và 220 tỷ đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần của DHG là 25,7%, vẫn còn thấp hơn IMP 28% và OPC 32,9%.

Tỷ lệ của JVC là thấp nhất trong 15 công ty 0,8%. PPP ghi nhận chi phí bán hàng dưới 1 tỷ đồng, tỷ lệ 2,7% còn AMV ghi nhận chi phí dưới 100 triệu đồng, tỷ lệ 9,7%.

Các công ty khác có tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần giao động từ khoảng 5% đến 20%.

Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần quý II/2014
Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần quý II/2014

Quý II/2014, tổng lợi nhuận sau thuế của cả 15% doanh nghiệp niêm yết đạt gần 360 tỷ đồng, tăng 22,1% so với cùng kỳ. Trong đó, lợi nhuận sau thuế của Dược Hậu Giang đóng góp đến 43%, đạt 154 tỷ đồng và tăng 22,5% so với cùng kỳ.

Đối với các doanh nghiệp còn lại, lợi nhuận của OPC, DCL TRA giảm lần lượt 34,9%, 18,7%, và 5,7% so với cùng kỳ. Trong khi đó, mặc dù vẫn ở mức thấp và giao động từ hơn 8 tỷ đồng đến 22 tỷ đồng, lợi nhuận của SPM DHT tăng gấp đôi hay lợi nhuận của JVC, VMD gấp khoảng 3,5 lần cùng kỳ năm trước .

AMV PPP lần lượt báo lỗ gần 1 tỷ đồng và hơn 200 triệu đồng trong quý II năm nay. Cùng kỳ năm ngoái, AMV lãi 76 triệu đồng còn PPP lỗ 2,3 tỷ đồng.

Lợi nhuận sau thuế quý II/2014 (Nguồn: Sở GDCK Tp. Hồ Chí Minh, Sở GDCK Hà Nội) Đơn vị: tỷ đồng
Lợi nhuận sau thuế quý II/2014 (Nguồn: HOSE, HNX)
Đơn vị: tỷ đồng

Đa số các doanh nghiệp chưa đạt 50% kế hoạch năm
Trong 6 tháng đầu năm, chỉ có 3 doanh nghiệp gồm Dược phẩm OPC OPC, Y dược phẩm Vimedimex VMD và Dược phẩm Phong Phú PPP đạt hơn 50% kế hoạch doanh thu năm 2014. Dược phẩm Cửu Long DCL và Dược phẩm Bến Tre DBT đạt hơn 50% kế hoạch lợi nhuận năm 2014.

Công ty cổ phần Sản xuất kinh doanh Dược và Trang thiết bị y tế AMV đặt kế hoạch doanh thu cả năm nay là 8 tỷ đồng nhưng cả 2 quý đầu năm chỉ được hơn 1,6 tỷ đồng. AMV dự kiến sẽ báo lỗ 2,8 tỷ đồng trong năm 2014 và hiện đã lỗ gần 1,3 tỷ đồng trong 2 quý đầu năm 2014.

Công ty cổ phần SPM hiện vẫn chưa tổ chức Đại hội cổ đông thường niên 2014 và vẫn chưa có thông báo về kế hoạch năm 2014 của công ty.

Tổng doanh thu của cả 15 doanh nghiệp niêm yết trong 6 tháng đầu năm vào khoảng 11.800 tỷ đồng, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước với khoảng 48% doanh thu từ VMD. Lợi nhuận sau thuế là 640 tỷ đồng, tăng 14,6% và DHG đóng góp hơn 42%.

Về doanh thu, DHG, IMP, TRA, AMV DBT giảm so với cùng kỳ năm trước. Về lợi nhuận, lợi nhuận TRA giảm 23%. AMV báo lỗ 1,3 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm nay còn PPP lãi sau thuế 1,3 tỷ đồng sau khi cùng kỳ năm ngoái báo lỗ hơn 700 triệu đồng.

Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2014
(Nguồn: HOSE, HNX)
Đơn vị: tỷ đồng

Biên lợi nhuận gộp của cả 15 công ty là 23,6%, tăng nhẹ 0,2% so với 6 tháng đầu năm 2013.

Đa số các công ty có biên lợi nhuận gộp giảm. OPC vẫn giữ nguyên tỷ lệ là 51,1% nhưng thấp hơn DHG 52,8%. 6 công ty gồm DCL, DHG, DHT, LDP, PMC PPP có biên lợi nhuận gộp tăng.

Biên lợi nhuận gộp trong 6 tháng đầu 2014 của AMV là -9,9% trong khi 6 tháng đầu 2013 là 29,6%.

Biên lợi nhuận gộp 6 tháng đầu năm 2014
Biên lợi nhuận gộp 6 tháng đầu năm 2014

Chi phí bán hàng của 15 doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm chiếm khoảng 12,2% doanh thu thuần, tăng 0,2% so với cùng kỳ.

Cụ thể, các doanh nghiệp có tỷ trọng chi phí bán hàng cao trên 20% gồm OPC 29,3%, IMP 26,1%, DHG 24,8% và TRA 20,5%. Ngoại trừ IMP thì 3 doanh nghiệp còn lại đều có tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần tăng so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần 6 tháng đầu năm 2014
Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần 6 tháng đầu năm 2014

Tổng hợp 15 doanh nghiệp dược phẩm niêm yết, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) trong 6 tháng đầu năm là 22,3%, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước.

9 trong số 15 doanh nghiệp có chỉ số ROE cao hơn trung bình tổng hợp. ROE của Dược phẩm dược liệu Pharmedic PMC cao nhất trong 6 tháng đầu năm nay, đạt 32,2%.

So với cùng kỳ năm ngoái, các doanh nghiệp có ROE giảm phải kể đến DHG, DMC, TRA, AMV, DBT.

AMV có ROE âm do lợi nhuận sau thuế âm còn ROE của DBT giảm nhẹ 1%. 3 công ty còn lại ROE giảm nhiều do tăng vốn điều lệ. Vốn điều lệ của TRA cuối quý II năm nay gần gấp đôi cuối quý II năm ngoái.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Nguồn Theo DVO


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới