Việt Nam gặt hái nhiều thành công tại Hội nghị ASEM 10
Hội nghị đã đạt được những kết quả nổi bật. Thứ nhất, việc ASEM chính thức kết nạp Croatia vàKazakhstan đã đánh dấu đợt mở rộng thành viên lần thứ 5 của Diễn đàn, khẳng định sứchấp dẫn, tiềm năng hợp tác cũng như vị thế Diễn đàn ngày càng gia tăng. Từ 26 thành viên sáng lập,sau 18 năm, ASEM đã phát triển nhanh chóng, tăng gấp đôi về số lượng, trở thành đại gia đình của 53thành viên, đại diện cho khoảng 62% dân số thế giới, 57% GDP và khoảng 68% thương mại toàncầu.
Thứ hai, Hội nghị nhất trí tăng cường quan hệ kinh tế, thương mạivà đầu tư, liên kết Á - Âu, đẩy mạnh Vòng đàm phán Doha… nhằm thúc đẩy phục hồi kinh tế, hướng tớităng trưởng bền vững, cân bằng, đồng đều và tạo công ăn việc làm cho người dân. Đáng chú ý, cácthành viên khẳng định kết nối là một nội hàm quan trọng của hợp tác ASEM và cần triển khai trên cả3 phương diện hạ tầng cơ sở, thể chế và con người, trong đó có kết nối ASEAN.
Thứ ba, Hội nghị nhấn mạnh nhu cầu cấp bách gia tăng hợp tác ứngphó với các vấn đề toàn cầu trong một thế giới gắn kết và các thách thức đan xen, tác động sâu rộngvà nhiều chiều. Ưu tiên hiện nay là hoàn thành các Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs)trong năm 2015, xây dựng Chương trình nghị sự sau 2015, trong đó có xóa đói giảm nghèo, ứng phóbiến đổi khí hậu, thiên tai, an ninh lương thực, quản lý nguồn nước…
Thứ tư, các thành viên đặc biệt quan tâm và chia sẻ nhận thức chungcần tăng cường hợp tác duy trì hòa bình, ngăn chặn xung đột, bảo đảm ổn định và thịnh vượng. Tuyênbố của Chủ tịch hội nghị khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì an ninh và an toàn hàng hải,kiềm chế, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết hòa bình các tranh chấp trêncơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS).
Trong Hội nghị, nhiều thành viên phát biểu nhấn mạnh nhu cầu bảođảm an ninh an toàn, tự do hàng hải và hàng không, trong đó có ở Biển Đông, là quan tâm chung củacộng đồng quốc tế.
Hội nghị ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN và đóng góp quan trọngcủa ASEAN ở châu Á - Thái Bình Dương.
Với những kết quả nổi bật trên cùng việc thông qua 24 sáng kiến mớivà thiết lập 18 Nhóm hợp tác chuyên ngành, Hội nghị Cấp cao ASEM 10 đã khẳng định sự phát triểnnăng động và vị thế của ASEM.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng là một trong 6 nhà Lãnh đạo đạidiện cho 53 thành viên được mời phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Á - Âu lần thứ 14, và thay mặtASEAN phát biểu dẫn đề tại Phiên họp toàn thể về "Quan hệ đối tác Á - Âu ứng phó với các vấn đềtoàn cầu trong một thế giới gắn kết".
Chúng ta đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi trong việc đề xuất haisáng kiến mới về xóa đói giảm nghèo và đào tạo kỹ năng chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng xanh.Chúng ta cũng tham gia đồng bảo trợ sáng kiến của nước chủ nhà Italy về việc làm cho thanh niên Á -Âu.
Các nước thành viên đánh giá cao nhiều đề xuất thiết thực của tanhằm nâng tầm đóng góp của ASEM vào nỗ lực chung về thu hẹp khoảng cách phát triển, tăng cường kếtnối tiểu vùng Mekong, cách tiếp cận mới và sáng tạo về an ninh lương thực - nguồn nước - nănglượng, tăng cường sự tham gia và đóng góp của các doanh nghiệp…
Các thành viên chia sẻ đánh giá và hoan nghênh đề xuất của ta vềnhu cầu cấp bách gia tăng đối thoại, hợp tác và xây dựng lòng tin chiến lược, nhằm duy trìhòabình, an ninh và ổn định ở Đông Nam Á, trong đó có Biển Đông, góp phầnquan trọng thúc đẩy xuthế hợp tác, liên kết và thịnh vượng ở châu Á -Thái Bình Dương và trên thế giới.
Trên cương vị nước điều phối quan hệ ASEAN - EU, Việt Nam đã phốihợp với các thành viên ASEAN và EU tổ chức thành công Cuộc họp Cấp cao không chính thức đầu tiênsau nhiều năm giữa ASEAN - EU. Cuộc họp đã đề ra những biện pháp nhằm nâng tầm quan hệ mọi mặt,phản ánh nguyện vọng chung của hai bên hướng tới quan hệ đối tác chiến lược.
Có thể nói, việc ta tích cực khởi xướng và đi đầu thúc đẩy, triểnkhai nhiều sáng kiến hợp tác trong khuôn khổ ASEM thời gian qua và tại Hội nghị Cấp caolầnnày đã góp phần mang lại vị thế mới cho Việt Nam.PV: Theo Thứtrưởng, các cuộc gặp và trao đổi của Đoàn ta với Lãnh đạo các thành viên ASEM đã đóng góp như thếnào vào việc làm sâu sắc các mối quan hệ song phương?Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn: Trong thời gian tham dựHội nghị cấp cao ASEM 10, Thủ tướng ta và các thành viên chính thức trong Đoàn đã tiếp xúc rộng rãivới các lãnh đạo thành viên ASEM, trong đó có Lãnh đạo cấp cao của nhiều đối tác quan trọng của tanhư Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Italy, Thái Lan, Mianma, Malaysia, Philippines, Hà Lan, Ba Lan,Ireland, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Na Uy, Slovenia... nhằm đưa quan hệ của ta với các nước đối tác đi vàochiều sâu, hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên.
Qua các cuộc gặp, Thủ tướng ta và lãnh đạo các nước đã nhất trí vềcácbiện pháp cụ thể tiếp tục đẩy mạnh quan hệ, nhất là thúc đẩy nhiều chuyến thăm cấp cao,triển khai thực chất các thỏa thuận, cơ chế hợp tác, và tăng cường trao đổi giữa các cấp Bộ, ngành,địa phương.
Cũng trong dịp này, ta và Rumani đã ký kết Bản ghi nhớ về hợp tácgiữa tỉnh Bến Tre và tỉnh Tulcea trong khuôn khổ ASEM, góp phần nâng hợp tác Mê Công lên tầm liênkhu vực.
Các nước đánh giá cao ổn định chính trị - xã hội và nỗ lực tái cơcấu kinh tế, hội nhập quốc tế toàn diện của Việt Nam, trong đó coi trọng hội nhập kinh tế trong cáckhuôn khổ của ASEAN, các Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Đối tác kinh tếtoàn diện khu vực (RCEP) và các FTA song phương với EU, Liên minh hải quan, Khối thương mại tự dochâu Âu và Hàn Quốc và cho rằng đây là cơ hội lớn cho việc tăng cường hợp tác kinh tế, đầu tư vàoViệt Nam.
Lãnh đạo các nước thỏa thuận tăng cường phối hợp với Việt Nam vàủng hộ lẫn nhau trong các vấn đề quốc tế và khu vực, khẳng định cùng nỗ lực gìn giữ môi trường hòabình, ổn định, tạo thuận lợi cho hợp tác và phát triển; ủng hộ lập trường của Việt Nam trong việcbảo đảm hòa bình, an ninh an toàn và tự do hàng hải, giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháphòa bình trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển của Liên hợp quốc 1982, kiềmchế không có hành động đơn phương làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực và đe dọa sửdụng vũ lực.
Như vậy, có thể khẳng định rằng Diễn đàn ASEM là một cơ chế hợp tácquan trọng cả về đa phương và song phương để thúc đẩy các lợi ích, quan tâm về kinh tế, phát triểnvà an ninh cũng như nâng cao vị thế của nước ta và ASEAN nói chung, đóng góp vào hòa bình, hợp tácvà phát triển của cả hai châu lục.PV: Có thể thấy Đoàn ta đã hoạt động hết sức hiệu quả tại Milano. Vậy xin Thứ trưởng cho biết kết quả chính của chuyến thăm chính thức Vương quốc Bỉ, Liên minh Châu Âu (EU), Cộng hòa Liên bang Đức và thăm Vatican của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng?
Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn: Chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tới Vương quốc Bỉ, EU, Cộng hòa liên bang Đức và chuyến thăm Vatican cũng rất thành công và đều đạt được kết quả tốt đẹp.
Qua các chuyến thăm này, chúng ta tiếp tục duy trì tiếp xúc cấp cao với các đối tác quan trọng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có các cuộc hội đàm, trao đổi với Lãnh đạo cao nhất của Bỉ, EU, Đức và Vatican. Đoàn ta là đoàn khách quốc tế đầu tiên của Thủ tướng mới của Bỉ. Ba người đứng đầu các cơ quan cao nhất của EU là Ủy ban Châu Âu, Hội đồng Châu Âu và Nghị viện Châu Âu đều đã hội đàm, hội kiến với Thủ tướng. Tại Vatican, Thủ tướng đã hội kiến với Giáo hoàng Francis và hội đàm với Thủ tướng của Tòa thánh. Các nước đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trọng thị, thân tình. Các buổi hội đàm, trao đổi diễn ra trong không khí cởi mở, chân thành, nội dung sâu rộng, thực chất.
Các hoạt động khác cũng rất phong phú. Thủ tướng Nguyến Tấn Dũng đã có các cuộc gặp gỡ, trao đổi với Lãnh đạo nhiều địa phương lớn, các doanh nghiệp hàng đầu, đại diện cộng đồng người Việt ở các nước. Đặc biệt, Thủ tướng đã có bài phát biểu về chủ để "Thách thức về an ninh, chính trị và đối ngoại đối với Châu Á" trước 200 đại biểu là các chính khách, học giả Đức tại Viện Khuê-bơ, một trung tâm nghiên cứu chính trị hàng đầu của Đức.
Ta và các đối tác đã đạt được những nhận thức chung và có nhiều thỏa thuận quan trọng để thúc đẩy hợp tác song phương. Lãnh đạo Bỉ, EU và Đức cũng như Tòa thánh đều khẳng định Việt Nam có vị trí rất quan trọng trong chính sách của các nước và đối tác này; muốn thúc đẩy sâu rộng hơn nữa hợp tác với ta.
EU cam kết sẽ nhanh chóng hoàn tất phê chuẩn Hiệp định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) với Việt Nam trong 2015, khẳng định cam kết tài trợ cho Việt Nam 400 triệu Euro giai đoạn 2014 - 2020. Nổi bật là Lãnh đạo hai bên đã ra Tuyên bố chung về định hướng kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại Việt Nam - EU (EVFTA), nhấn mạnh mong muốn xây dựng một hiệp định hiện đại, toàn diện, cân bằng và phấn đấu ký trong một vài tháng tới.
Đức và Bỉ tiếp tục coi Việt Nam là nước ưu tiên trong hỗ trợ ODA, muốn cùng ta xây dựng các dự án có tính điển hình cao để tạo sức cuốn hút mới cho hợp tác. Đức nhất trí với ta đẩy mạnh hơn nữa Chương trình hành động triển khai Đối tác chiến lược và phối hợp tổ chức tốt Kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Đức. Ta và Bỉ thống nhất sớm họp các cơ chế chỉ đạo để xây dựng các trọng tâm hợp tác mới cho giai đoạn sau 2015. Nhiều lĩnh vực hợp tác mới hoặc chưa được khai thác mạnh đã được Thủ tướng ta và Lãnh đạo hai nước nhất trí thúc đẩy, như phát triển cảng biển, dịch vụ vận tải - hậu cần... với Bỉ; năng lượng sạch, công nghệ cao, đào tào nghề theo hình thức vừa học vừa làm, hợp tác lao động... với Đức.
Chuyến thăm Vatican và gặp gỡ với Giáo hoàng Francis là một sự kiện có nhiều ý nghĩa trong chuyến đi lần này của Thủ tướng. Giáo hoàng Francis hoan nghênh chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho đây là dịp rất tốt để hai bên tăng cường hiểu biết lẫn nhau, qua đó thúc đẩy tốt đẹp hơn nữa quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh. Giáo hoàng đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và đời sống mọi mặt của người dân ngày càng được cải thiện; hoan nghênh việc thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo đạt nhiều kết quả; bày tỏ vui mừng trước các hoạt động ngày càng sôi động của Công giáo Việt Nam. Giáo hoàng Francis nhấn mạnh phải thực hiện tốt hơn nữa đường hướng "sống Phúc âm giữa lòng dân tộc", "giáo dân tốt phải là công dân tốt", "người Công giáo Việt Nam phải đồng hành cùng dân tộc Việt Nam xây dựng đất nước ấm no, hạnh phúc", "người Công giáo Việt Nam phải là người yêu nước".
Các vấn đề khu vực và quốc tế đang nổi lên cũng đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Lãnh đạo các nước, các đối tác trao đổi nhiều. Đặc biệt, Lãnh đạo Bỉ, Đức và EU đều rất quan tâm đến vấn đề hòa bình, an ninh tại khu vực Châu Á-Thái Bình ương cũng như về tình hình Biển Đông. Các nhà lãnh đạo châu Âu bày tỏ đánh giá cao vai trò xây dựng và tích cực của Việt Nam, khẳng định ủng hộ lập trường giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982, nhấn mạnh đối thoại và hợp tác, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực. Giáo hoàng Francis cũng bày tỏ quan ngại về tình hình căng thẳng ở Biển Đông và khẳng định mong muốn đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh tại khu vực và trên thế giới. Bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Viện Khuê-bơ ở Berlin đã nhận được sự quan tâm và ủng hộ lớn của chính giới, học giả và dư luận Đức.
Những kết quả tích cực và cụ thể này sẽ góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ giữa ta và các đối tác trong thời gian tới.
Nguồn VOV News
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư