Hủy
NTP

Ấn Độ chạy đua để giàu trước khi già, với dân số vượt mặt Trung Quốc

Thứ Sáu | 21/04/2023 10:13

 
 
Ấn Độ cần phải thúc đẩy bốn mặt trận để tận dụng tối đa lợi thế nhân khẩu học và định hình lại nền kinh tế toàn cầu.

Một khoảnh khắc thoáng qua ở miền tây Ấn Độ vào tối ngày 8/3 sẽ mãi mãi khắc sâu trong ký ức của bà Nikita Punjabi: khi bác sĩ trao cho bà đứa con gái vừa mới sinh.

Đứa con của bà, bé Prisha - có nghĩa là món quà của thượng đế - chỉ là một trong số hàng triệu trẻ sơ sinh được sinh ra trên khắp Ấn Độ trong năm nay, đóng góp vào cột mốc lịch sử vượt qua dân số của Trung Quốc đại lục. Điều này xảy ra chỉ vài năm sau khi Ấn Độ giành lấy danh hiệu nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất thế giới từ Trung Quốc. 

Nhưng danh hiệu không sẽ không đủ để Ấn Độ trở thành động lực tăng trưởng lớn nhất thế giới, cũng như việc có dân số đông nhất là không đủ đối với Trung Quốc cho đến khi nước này tiến hành cải cách kinh tế từ cuối những năm 1970.

Ấn Độ đóng góp 12.9% vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023-2028
Ấn Độ đóng góp 12.9% vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023-2028. Ảnh: Bloomberg.

Bloomberg Economics cho biết Ấn Độ cần phải thúc đẩy trên bốn mặt trận lớn - đô thị hóa, cơ sở hạ tầng, nâng cao kỹ năng và mở rộng lực lượng lao động, cũng như thúc đẩy sản xuất - để tận dụng tối đa lợi thế nhân khẩu học và định hình lại nền kinh tế toàn cầu trong quá trình này.

Đô thị hóa  

 

Tốc độ tăng tỉ lệ cư dân thành thị và tạo ra đủ việc làm chất lượng mang ý nghĩa quan trọng đối với nhu cầu tăng trưởng của nước này. 

Các siêu đô thị của Ấn Độ đã ghi nhận sự thay đổi. Các tòa nhà chung cư mới sáng bóng rải rác ở thủ đô Delhi khi tầng lớp giàu có mới tăng cường đầu tư vào bất động sản. Một công ty BĐS hàng đầu gần đây đã bán được 1 tỉ USD những ngôi nhà sang trọng trong ba ngày ở Gurugram, một trong những thành phố sát Delhi.

Nhưng các dịch vụ công cộng vẫn còn nghèo nàn. Ông Yukon Huang, thành viên cấp cao tại Tổ chức Hòa bình Quốc tế Carnegie, cho biết Ấn Độ sẽ cần đi theo con đường của Trung Quốc và Hàn Quốc trong việc biến các thành phố của mình trở nên hiện đại và hiệu quả. 

Cơ sở hạ tầng

Để quá trình đô thị hóa mang lại hiệu quả kinh tế, cần phải đầu tư cơ sở hạ tầng trên quy mô lớn. Đã có tiến bộ - kể từ khi Thủ tướng Narendra Modi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2014 - số lượng hành khách hàng không nội địa đã tăng gần gấp đôi và mạng lưới đường cao tốc quốc gia đã mở rộng hơn 50%. 

Về mặt công nghệ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của Ấn Độ là một trong những cơ sở hạ tầng tiên tiến nhất trên thế giới. Chỉ trong vài năm, hầu hết mọi người Ấn Độ đều nhận được chứng minh thư liên kết với mọi thứ, từ hợp đồng thuê nhà đến tài khoản ngân hàng và phúc lợi xã hội.

Nhưng về các biện pháp khác, Trung Quốc vẫn còn bỏ xa nước này. Mặc dù Ấn Độ có một số mức thuế di động thấp nhất trên thế giới, nhưng việc sử dụng internet vẫn thua xa Trung Quốc, hay thua cả về số lượng chuyến bay và lưu lượng cảng container.

Giáo dục

 

Giáo dục là một trở ngại khác. Nhiều bằng cấp tại đây về cơ bản là vô giá trị và kỹ năng không phù hợp cũng ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước.

Ấn Độ đã tăng chi tiêu cho giáo dục lên 13% trong năm nay, mức cao nhất từ ​​trước đến giờ, lên 1,1 nghìn tỉ rupee (13,4 tỉ USD) và đang hướng tới mục tiêu cải thiện giáo dục kỹ thuật số và giải quyết các thiếu sót trong giáo dục.

Nhưng vẫn còn nhiều việc phải hoàn thiện, đặc biệt là việc phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động. Từ năm 2010 đến 2020, tỷ lệ phụ nữ đi làm ở Ấn Độ giảm từ 26% xuống 19%, theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới. 

Mặc dù chiếm 48% dân số nhưng phụ nữ Ấn Độ chỉ đóng góp khoảng 17% GDP, so với 40% ở Trung Quốc. Theo một phân tích gần đây của Bloomberg Economics, việc thu hẹp khoảng cách việc làm giữa nam và nữ có thể tăng GDP của Ấn Độ lên gần 1/3 vào năm 2050, tương đương với gần 6 nghìn tỉ USD Mỹ. 

Sản xuất

Bốn thập kỷ trước, Trung Quốc và Ấn Độ đều là những nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Nhưng khi phương Tây bắt đầu thuê các cơ sở ở nước ngoài để sản xuất mọi thứ, Trung Quốc đã nắm bắt được cơ hội. Ngày nay, ngành sản xuất chiếm hơn một phần tư nền kinh tế Trung Quốc, so với chỉ 14% của Ấn Độ.

Sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc đang mang lại cho chính phủ của ông Modi một cú hích mới trong việc tăng tỷ trọng sản xuất quốc gia lên mức mục tiêu - 1/4 GDP. Và Ấn Độ đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể. Ba nhà cung cấp chính của Apple đã dành sự ưu ái cho Ấn Độ, để thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu điện thoại thông minh. Apple hiện sản xuất gần 7% số iPhone của mình ở Ấn Độ, tăng từ khoảng 1% vào năm 2021. 

Tuy nhiên luật lao động vẫn còn nhiều hạn chế và so với các quốc gia như Bangladesh hay Việt Nam, Ấn Độ kém thành công hơn trong việc tạo ra các khu công nghiệp hiệu quả cao được nhiều nhà sản xuất toàn cầu ưa chuộng.

Hy vọng và sợ hãi

Tiến bộ nhanh chóng về đô thị hóa, cơ sở hạ tầng, phát triển con người và sản xuất sẽ cần thiết trong nhiều thập kỷ chứ không chỉ vài năm, khi dân số Ấn Độ tiếp tục tăng, dự kiến đạt 1,67 tỉ người vào năm 2050 — tức là dân số sẽ có thêm 250 triệu người, tương đương với toàn dân của Indonesia.

Chăm sóc sức khỏe hiện là một trong những áp lực mà Ấn Độ phải đối mặt. Ngày nay, Ấn Độ có khoảng 5 giường bệnh trên 10.000 dân. Tỷ lệ này ở Trung Quốc gấp khoảng 8 lần, và các nhà phân tích cho rằng Ấn Độ sẽ mất nhiều thập kỷ để đạt được mức hiện tại của Trung Quốc.

Bệnh nhân chờ được điều trị tại một bệnh viện trong bối cảnh các bác sĩ nội trú đình công ở Jaipur vào ngày 28/3.
Bệnh nhân chờ được điều trị tại một bệnh viện trong bối cảnh các bác sĩ nội trú đình công ở Jaipur vào ngày 28/3. Ảnh: Getty Images.

Cơ hội về nhân khẩu học cũng sẽ không tồn tại mãi mãi. Dân số Ấn Độ có thể bắt đầu giảm vào năm 2047 và giảm xuống còn 1 tỉ người vào năm 2100, theo ước tính của Liên hợp quốc.

Nếu Ấn Độ có thể tiếp tục tăng trưởng ở mức khoảng 7% và giá trị tiền tệ được giữ vững, thì nước này sẽ vượt qua Đức và Nhật Bản để xếp hạng thứ ba vào năm 2030.

Với 1,428 tỉ người, Ấn Độ đã vượt qua dân số Trung Quốc đại lục là 1,425 tỉ người, theo dữ liệu của Liên Hợp Quốc công bố hôm 19/4. Quốc gia này sẽ sớm vượt qua Trung Quốc và Hồng Kông cộng lại.

Có thể bạn quan tâm: Ngành hàng không Mỹ đối mặt với thiếu hụt phi công trầm trọng

Nguồn Bloomberg


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới