Châu Á - Thái Bình Dương sẽ dẫn đầu về phát triển bền vững?
Quá trình chuyển đổi xanh và kỹ thuật số có thể đóng vai trò là điểm kích cho sự phát triển kinh tế toàn diện. Ảnh: Nikkei Asia.
Sức mạnh kinh tế của khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) là minh chứng rõ ràng cho những tiến bộ đáng kể trong 5 thập kỷ qua. Khu vực này chứng kiến hàng triệu người dân thoát nghèo và đang nổi lên như một tiên phong trong lĩnh vực năng lượng xanh, kinh tế số và các lĩnh vực đổi mới khác.
APAC đang đứng trước cơ hội để trở thành khu vực dẫn đầu toàn cầu về phát triển bền vững. Dự kiến trong năm 2024, lĩnh vực này sẽ chiếm 60% GDP toàn cầu.
Tuy nhiên, con đường phía trước của khu vực này vẫn có nhiều thách thức, bao gồm các tác động tiêu cực ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu, những căng thẳng địa chính trị, nhu cầu tăng trưởng toàn diện và sự thắt chặt điều kiện tài chính.
Do đó, giới chuyên gia cho rằng việc hợp tác chặt chẽ với các tổ chức hàng đầu trong khu vực như Viện Ngân hàng Phát triển châu Á là rất cần thiết. Theo ông Christoph Nedopil, Giám đốc Viện Griffith châu Á tại Đại học Griffith, có 4 hành động cốt lõi cần thiết để khai phá tiềm năng của khu vực APAC để dẫn đầu toàn cầu về phát triển bền vững.
Đầu tiên là cần xây dựng niềm tin. Ông Nedopil cho biết niềm tin là nền tảng cho bất kỳ sự hợp tác thành công nào và trong khu vực APAC, niềm tin là yếu tố quan trọng để xây dựng phát triển bền vững.
Trong những thập kỷ qua, việc không có niềm tin lẫn nhau giữa các quốc gia đã khiến sự chia rẽ gia tăng. Điều này đã có ảnh hưởng lớn đến các quan điểm về những vấn đề quan trọng như biến đổi khí hậu.
Xây dựng niềm tin là yếu tố quan trọng để thúc đẩy đối thoại và thúc đẩy phát triển bền vững. Các sáng kiến như thông qua các trường đại học và các tổ chức xã hội dân sự để thảo luận một cách tôn trọng, thúc đẩy tìm ra các kiến thức chung và mở rộng giao lưu văn hóa và thể thao là những bước quan trọng có thể góp phần tái xây dựng niềm tin.
Tiếp đến là tăng cường sự hiểu biết về Trung Quốc. Thực tế cho thấy không thể coi nhẹ vai trò của Trung Quốc với tư cách là đối tác thương mại, nhà đầu tư lớn và lãnh đạo trong lĩnh vực chuyển đổi xanh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa khu vực với Trung Quốc khá phức tạp. Một số quốc gia trong khu vực có tham vọng đa dạng hóa để thoát khỏi sự phụ thuộc và ngăn chặn Trung Quốc như một mối đe dọa an ninh. Nhưng cũng có mong muốn hợp tác và giao thương với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới để tận dụng sức mạnh tài chính và thị trường rộng lớn của nước này.
Mặc dù có những phủ nhận, nhưng không thể bỏ qua việc Trung Quốc là một nhân tố quan trọng trong khu vực và sẽ có ảnh hưởng đến khía cạnh kinh tế và chính trị ngày càng lớn trong tương lai. Trong khi nhiều quốc gia châu Á - Thái Bình Dương muốn hạn chế sự phụ thuộc vào Trung Quốc, nước này vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển hòa bình và bền vững trên toàn khu vực.
Thứ 3, cần có sự hợp tác tập trung hơn. Theo ông Nedopil, sự liên kết trong khu vực vẫn còn thiếu, mặc dù đã có nhiều sáng kiến và cơ cấu tổ chức như ASEAN, diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, BRI và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực. Song, vẫn cần tập trung vào các vấn đề thương mại để nâng cao hiệu suất và hiệu quả của việc hợp tác.
Trong bối cảnh nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương đối mặt với vô số thách thức và sự khan hiếm tài nguyên, việc tập trung vào hợp tác cấp cao về những chủ đề có lợi ích chung nhất và trao quyền cho cộng đồng địa phương để tìm ra giải pháp cho các vấn đề cụ thể và thực hiện các biện pháp riêng biệt là điều cần thiết.
Hành động về khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học, sống hòa bình, đảm bảo an ninh lương thực là các lĩnh vực mà hợp tác liên chính phủ có thể mang lại những lợi ích đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội bền vững.
Trong khi đó, quá trình chuyển đổi xanh và kỹ thuật số có thể đóng vai trò là điểm kích cho sự phát triển kinh tế toàn diện trên toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ngày nay, nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực xanh đang cao hơn so với các ngành liên quan đến năng lượng hóa thạch truyền thống.
Theo ý kiến của ông Nedopil, khu vực APAC có tiềm năng vượt qua các tiêu chuẩn toàn cầu trong quá trình chuyển đổi xanh. Điều này có thể cải thiện cuộc sống của hàng triệu người, bao gồm giảm ô nhiễm không khí và giảm rủi ro khí hậu, đồng thời tạo ra cơ hội việc làm mới và cải thiện an ninh lương thực trên toàn bộ xã hội.
Bên cạnh đó, việc thực hiện truyền thông thông minh và mang đến lợi ích một cách công bằng cho những người bị ảnh hưởng tiêu cực bởi quá trình chuyển đổi sẽ là rất quan trọng. Đồng thời, các quốc gia cần đảm bảo rằng tất cả các lực lượng kinh tế, bao gồm doanh nghiệp nhà nước và tổ chức tài chính, được khuyến khích thúc đẩy sự phát triển xanh và kỹ thuật số.
Có thể bạn quan tâm:
Châu Á chọn xanh hoặc bị bỏ lại
Nguồn Nikkei Asia
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Hằng Nguyễn
-
Thanh Hằng
-
An Hạ
-
Việt Phong (Tổng hợp)
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Hằng Nguyễn