Văn hóa café ở ba nước châu Á: Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan
Sự phát triển của văn hóa cà phê có thể được hình thành theoba làn sóng. Làn sóng thứ nhất là khi cà phê được giới thiệu ra thị trường dướidạng hàng pha sẵn sản xuất hàng loạt. Làn sóng thứ hai tập trung vào hương vịvà phong cách rang xay hạt, đưa “hình thái cà phê espresso” tới qua các chuỗi cửahàng như Starbucks và Peet’s.
Làn sóng thứ ba sẽ là khi cà phê trở thành sản phẩm thủcông, nhấn mạnh vào chất lượng và nguồn gốc hạt cà phê. Làn sóng này giới thiệungười uống với các baristas, người pha cà phê chuyên nghiệp, và đồn điền trồngcà phê. Quan sát văn hóa cà phê ở từng nước sẽ giúp bạn định hình chiến lượckinh doanh trong thị trường cà phê ngày càng cạnh tranh.
Ví dụ đầu tiên tất nhiên sẽ là Việt Nam, với nền văn hóa càphê có gốc rễ sâu từ thời thực dân Pháp. Thế nhưng ta vẫn bị coi là ở giai đoạnđầu của làn sóng thứ hai. Dù nhiều người coi cà phê đồng nghĩa với loại cà phêpha máy espresso, hoặc americano, các công thức uống này không phổ biến ở đa sốcửa hàng cà phê Việt. Thay vào đó công thức truyền thống là cà phê pha phinđen, với sữa đặc có đường làm đồ ngọt, tồn tại trên menu của tất cả các cửahàng khắp hang cùng ngõ hẻm cho tới tầng 18 cao ốc sang trọng. Chuỗi cửa hàng càphê đầu tiên chỉ mới xuất hiện năm 2002, Highland Coffee, và nhiều tay chơi địaphương dần xâm nhập thị trường. Starbuck mở cửa hàng đầu tiên tháng 2/2013.
Dù vậy các cửa hàng độc lập vẫn thống trị thị trường vói sốlượng và doanh thu, và nhìn chung đạt mức tăng trưởng hai con số. Hai điểmchính của họ là phục vụ cà phê hương vị bản địa, và bắt đầu cung cấp ghế ngồithoải mái cùng WiFi để thu hút thanh thiếu niên. Sẽ còn phải xem liệu Starbuckstiến vào thị trường Việt Nam năm 2013 có thể xâm nhập được sâu không với hươngvị cà phê đậm cùng văn hóa cà phê hiện đại của thế giới phương Tây.
Trong khi văn hóa cà phê đang tăng tốc dần với Việt Nam, ởTrung Quốc là một câu chuyện khác hẳn. Điểm thú vị về Trung Quốc là vùng đất củatrà từ hơn 4.000 năm nay. Tuy nhiên sự có mặt của Starbucks vào cuối thế kỷ 20đánh dấu một vai trò quan trọng với việc xây dựng văn hóa cà phê ở Trung Quốc.Chính xác hơn, nó gắn cà phê với một đời sống ngày càng đáng ngưỡng mộ.
Nhờ có cải cách kinh tế thành công từ 1978 tới 2000, TrungQuốc đã tăng trưởng với tốc độ vượt trội, hưởng lợi từ đầu tư trực tiếp từ nướcngoài FDI cũng như là mức tăng tiêu dùng trong nước. Kết quả là thị trường chuỗicửa hàng cà phê tăng 64% mỗi năm. Sau thành công đáng kể của Starbuck ngày càngnhiều tay chơi nước ngoài thấy Trung Quốc là một thị trường hứa hẹn đáng đểxông vào.
Với các thế hệ trẻ và lớp giàu mới nổi, hình ảnh uống cà phêtrong bầu không khí thoải mái ấm áp của quán cà phê nước ngoài thuộc loại đángnể. tuy nhiên câu hỏi đặt ra là liệu người Trung Quốc có thật sự thích cà phêhay chỉ đơn giản là thích trải nghiệm và vai vế xã hội của việc ngồi trongStarbucks. Không đáng ngạc nhiên khi biết rằng công thức cà phê đen truyền thốngcủa Starbucks không được ưa chuộng bằng trà xanh latte hay frappuccino đậu đỏ,những món đồ uống ngọt dành cho dân địa phương.
Tương phản với Trung Quốc và Việt Nam, một văn hóa cà phêtinh tế hơn đang dần có mặt ở Thái Lan. Trong quá khứ cà phê truyền thống và càphê tan được uống nhiều và là một phần của văn hóa Thái. Nhưng điểm chuyển biếntới một nền văn hóa uống hiện đại hơn diễn ra 20 năm trước khi chuỗi cửa hàngBlack Canyon xuất hiện trước khi Starbucks tiến vào.
Hai chuỗi cửa hàng này thay đổi hành vi người uống, biến càphê thành đồ uống ngầm định vào buổi sáng. Xu hướng này kích hoạt nhu cầu tiêuthụ cà phê ở Thái Lan dẫn tới tốc độ tăng trưởng kép 7% năm (CAGR) từ 2008 tới2012 của nhu cầu tiêu thụ hạt cà phê, bột mới xay, cà phê tan, và cà phê pha sẵn.
Thay đổi hành vi hướng tới lối tiêu thụ tây hóa có thể chứngkiến với sự phát triển của các chuỗi cửa hàng cà phê toàn Thái Lan. Riêng 2007bốn tay chơi nước ngoài là McCafe, Segafredo, Gloria Jean’s và Café Ritazza tiếnvào thị trường nhắm tới sự tăng tiêudùng nói trên. Sau đó nhiều loại cửa hàng cà phê đã xuất hiện như cà phêboutique và v.v…
Tăng trưởng của phân khúc chuỗi mạnh hơn tăng trưởng của cáccửa hàng độc lập và tiếp tục phát triển tốt. Nhu cầu tiêu dùng cà phê trên đầungười Thái lan vẫn thấp so với các thị trường phát triển như Nhật Bản và Hoa Kỳ.Tuy nhiên giống như thanh kiếm hai lưỡi khi các chuỗi cửa hàng cà phê phát triểnvà xây dựng một văn hóa cà phê mạnh mẽ họ phải luôn nhớ rằng người tiêu dùng sẽngày càng khó tính. Chính xác hơn là lưỡi của họ ngày càng tinh nhạy. Khi chuẩnhóa thì các cửa hàng chuỗi đã hy sinh trải nghiệm cá nhân có thể đem lại chongười uống. Không chỉ thế, do bận tâm về chi phí trên đầu tư, các chuỗi sẽkhông đầu tư vào các địa điểm thiếu người qua lại, để nhường chỗ cho các cửahàng cà phê nhỏ phát triển.
Để thành công các cửa hiệu cà phê nhỏ phải tự khác biệt đểđón được làn sóng văn hóa cà phê tiếp theo. Ở Úc, nơi có văn hóa cà phê khátinh tế, các cửa hiệu cà phê địa phương nhỏ lại thường thành công hơn các cửahàng chuỗi, và nhiều người sẽ lái quá Starbuck để vào một quán địa phương. TháiLan giờ đang tiến vào cùng hướng nhưng có lẽ tốc độ sẽ chậm hơn. Các cửa hàngcà phê chuyên phải cung cấp được trải nghiệm mới bằng các thiết kế cửa hiệu, ghếthoải mái, WiFi, thức ăn đặc trưng, và đồ uống đa dạng. Một lợi thế của cửahàng địa phương là họ sẽ dễ đáp ứng phong cách vùng miền hơn.
Thái Lan đang đón làn sóng văn hóa cà phê thứ ba. Đây là lúccà phê khác nhau về mùi vị chứ không chỉ đơn giản là tỉ lệ caffeine nữa. Tăngtrưởng tiêu dùng cà phê sẽ đẩy tăng trưởng thị trường cửa hàng cà phê. Ai mơ tớiviệc mở cửa hàng cà phê ở đây nên nhanh chóng nhắm tới cơ hội này. Vẫn còn chỗcho thị trường rất cạnh tranh này cho ai dùng đúng chiến lược.
Nguồn Dân Việt
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư