Biến đổi khí hậu và dân số tăng nhanh đe dọa đến tài nguyên nước
Ảnh: TL
Vấn đề lớn của biến đổi khí hậu sẽ không phải là quá nhiều nước (do việc tan chảy băng) mà là quá ít nước.
70% cơ thể con người là nước, cùng tỷ lệ này là lượng nước bao phủ bề mặt Trái Đất. Nước tạo ra môi trường để duy trì và nuôi dưỡng thực vật, động vật và loài người, làm cho Trái Đất trở thành nơi hoàn hảo cho sự sống, theo NASA.
Dù vậy, con số 70% không liên quan đến phát biểu trên của NASA. Nước biển, chiếm 95,5% nước trên Trái Đất, thì mặn, trong khi hơn 1,75% nguồn nước khác nằm dưới dạng những tảng băng ở hai đầu cực hoặc ở những con sông băng. Vì vậy, thế giới phải phụ thuộc vào 0,75% lượng nước có sẵn trên hành tinh, hầu hết là nước ngầm.
Tuy nhiên vấn đề cơ bản không phải từ bản thân nguồn nước hay vấn đề kỹ thuật, vì dường như nước đủ dồi dào cho một Trái Đất đông đúc hơn hiện tại. Vấn đề nằm ở quản lý, hay chính xác hơn là làm sao để quản lý nguồn nước dưới áp lực của kinh tế, văn hóa và chính trị.
Mọi người coi việc dùng nước là quyền cơ bản của con người, vì thế nước được xem là thứ sẵn có tùy thuộc vào nhu cầu hơn là có theo khả năng hay sự sẵn lòng chi trả. Vì vậy, khó có thế tính một mức giá phù hợp cho nước, và do đó lại khuyến khích việc sử dụng hoang phí. Ngay cả những người sẵn sàng kiềm chế mức tiêu thụ của họ vì lợi ích của các thế hệ sắp tới cũng có thể không biết họ đang sử dụng bao nhiêu. Phần lớn nước mà họ tiêu thụ không phải cho việc uống hay tắm rửa, mà cho những thực phẩm họ ăn và quần áo họ mặc. Do vậy, các chính phủ gặp khó khăn trong việc đưa ra các chính sách hợp lý với nước.
Trong mọi trường hợp, nước dường như là một nguồn tài nguyên tái tạo vô hạn. Ví dụ, khi được sử dụng trong bồn tắm, nó có thể được tái sử dụng để tưới cây. Nước mưa có thể được thu hoạch trên đất liền hoặc có thể thấm vào lòng đất để bổ sung một tầng chứa nước. Hơn 60% lượng mưa và tuyết rơi được trả lại theo cách này thông qua việc bốc hơi thoát nước. Nhưng, giống như nước đã chảy ra biển, nó không thể được sử dụng lại cho đến khi thiên nhiên tái chế nó.
Năm ngoái, thành phố Cape Town ở Nam Phi suýt chút nữa được ghi nhận là thành phố lớn đầu tiên trên thế giới bị hết nước. Vào thời điểm cơn mưa kết thúc đợt hạn hán kéo dài ba năm, mực nước trong các hồ chứa cung cấp coh thành phố đã giảm xuống dưới 20% và các quan chức đang thảo luận về tính khả thi của việc kéo một tảng băng từ Nam Cực về để có nước.
Báo cáo của Liên Hiệp Quốc cho thấy lượng nước sử dụng toàn cầu cao gấp 6 lần so với một thế kỉ trước và dự kiến sẽ tăng thêm 20-25% vào năm 2050. Một phần ba hệ thống nước ngầm lớn nhất thế giới có nguy cơ bị khô. Tình trạng này thiếu nước không chỉ diễn ra ở các nước nghèo, mà Úc, Ý, Tây Ban Nha và thậm chí cả Mỹ đều sẽ chịu tình trạng thiếu nước nghiêm trọng.
Ba yếu tố chính sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng liên tục về nhu cầu về nước là dân số, sự thịnh vượng và biến đổi khí hậu. Năm 2050, số người trên thế giới dự kiến sẽ tăng lên từ 9,4 tỉ đến 10,2 tỷ, từ mức dưới 8 tỉ bây giờ. Dân số tăng chủ yếu ở châu Á và châu Phi, những vùng vốn đã thiếu nước. Mọi người sẽ di chuyển vào thành phố, tiêu dùng nước nhiều hơn, nhiều người trong số họ ở những nơi có nguy cơ thiếu nước rất lớn.
Sự không chắc chắn lớn nhất trong dự báo nhu cầu trong tương lai nằm ở việc ước tính sẽ cần bao nhiêu nước cho nông nghiệp, hiện chiếm khoảng 70% lượng nước, chủ yếu là cho tưới tiêu.
Nguồn cung cấp nước trên thế giới đã rất bất bình đẳng, chỉ chín quốc gia chiếm 60% tổng số nguồn cung cấp nước ngọt sẵn có. Trung Quốc và Ấn Độ có khoảng 36% dân số thế giới, nhưng chỉ có khoảng 11% nước ngọt. Biến đổi khí hậu sẽ làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng này.
Các tác động ngắn hạn ấn tượng nhất là số lượng các sự kiện thời tiết cực đoan ngày càng tăng. Trong hai thập kỷ qua, những diễn biến thời tiết này đã ảnh hưởng trung bình khoảng 300 triệu người mỗi năm.
Tuy nhiên, về lâu dài, vấn đề lớn hơn từ biến đổi khí hậu sẽ không phải là quá nhiều nước (do việc tan chảy băng) mà là quá ít. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, tác động của tình trạng khan hiếm nước và hạn hán có thể còn lớn hơn, gây ra tác hại lâu dài theo những cách chúng ta có rất ít hiểu biết hoặc chưa được ghi chép đầy đủ. Tất nhiên, điều này phụ thuộc nhiều vào việc thời tiết thay đổi nhiều và nhanh như thế nào.
Nguồn The Economist
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Kim Dung - Thanh Hằng
-
Minh Đức