7 nguyên tắc kinh điển để tự do tài chính
Ảnh: Fashionbeans.
Tự do tài chính, những nguyên tắc nào có thể giúp bạn tiến gần mục tiêu này hơn…
Có thể nói, tự do tài chính luôn là mục tiêu phấn đấu của rất nhiều người. Tự do tài chính được hiểu là trạng thái khi bạn có đủ tiền để đưa ra những quyết định trong cuộc sống mà không bị chi phối bởi tiền bạc.
Ngày nay khi kinh tế ngày càng phát triển tạo điều kiện cho thu nhập và đời sống người dân ngày càng cao hơn, bên cạnh đó cũng nảy sinh nhiều mặt trái của xã hội như tỉ lệ người già phải làm việc đến hết đời ngày càng cao hơn. Vì thế để có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc khi về già, nhiều người đã lên cho mình kế hoạch “tự do tài chính”.
Dưới đây là 7 nguyên tắc kinh điển để hướng tới tự do tài chính.
Nguyên tắc 1
Không nên sử dụng hết khoản thu nhập mà mình có được. Hãy tiết kiệm tối thiểu 10% thu nhập của nhập mỗi tháng. Và ngày càng tăng tỉ lệ tiết kiệm cao hơn từ mức thu nhập của mình.
Nguyên tắc 2
Trong quá trình chi tiêu, bạn cần có kế hoạch chi tiêu hợp lý dựa trên 2 tiêu chí sau đây.
Thứ nhất, hãy mua những thứ mình cần chứ không mua những thứ mình muốn.
Thứ hai, chi tiêu trong giới hạn hoặc thấp hơn so với vị trí mức thu nhập mình có. Ví dụ, bạn đang nhận được mức lương trưởng phòng thì chỉ nên chi tiêu như một phó phòng.
Nguyên tắc 3
Trích 1 phần lương mua bảo hiểm (khoảng 10%) sức khỏe và nhân thọ để phòng ngừa rủi ro bất thường, lưu ý chỉ nên mua phần bảo hiểm. Phần tích lũy thì ta nên đầu tư vào kênh khách có hiệu quả cao hơn.
Sở hữu nhà, cũng là 1 trong 7 nguyên tắc kinh điển để tự do tài chính. Ảnh minh họa: Pexels. |
Nguyên tắc 4
Không nên nắm giữ tiền mặt, bởi qua thời gian lạm phát sẽ làm giá trị của khối tài sản đó bị giảm đi. Hãy đầu tư số tiền bạn tiết kiệm vào các kênh đầu tư. Vì đây là tiền tiết kiệm, nên các kênh đầu tư cần thỏa mãn 2 yêu cầu sau.
Thứ nhất, đầu tư vào kênh an toàn nhất có thể.
Thứ hai, nếu kênh đầu tư bạn chọn có rủi ro, thì mức sinh lời phải tốt nhất, tương ứng với mức rủi ro bạn có thể chấp nhận được.
Nguyên tắc 5
Cố gắng để sở hữu một ngôi nhà, tốt nhất là nhà đất. Bởi khi đã sở hữu ngôi nhà, sẽ giúp bạn an cư lạc nghiệp. Thêm vào đó, nhà cửa cũng là tài sản dự phòng trong tương lai, và giá trị của nhó có thể tăng theo thời gian.
Nguyên tắc 6
Bên cạnh nguồn thu nhập chính, bạn nên xây dựng một nguồn thu nhập thụ động bền vững, dựa trên các kênh đầu tư. Bạn có thể xem xét đến các kênh như: tiết kiệm, trái phiếu, cổ phiếu và bất động sản.
Nguyên tắc 7
Khi còn trẻ, bạn hãy cố gắng kiếm thật nhiều tiền, và chuyên sâu trong một lĩnh vực nào đó. Hãy làm việc hết mình vì đam mê và cố gắng trở thành chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đó. Điều này không những đem lại cho bạn thu nhập cao hơn, mà còn thỏa mãn danh vọng của bạn, từ đó mở ra cho bạn nhiều cơ hội.
* Có thể bạn quan tâm
►Tỉ phú Ray Dalio: 3 bước cho người mới bắt đầu với chứng khoán
►Ông chủ Facebook Mark Zuckerberg và những phương châm 'bất hủ'
►Phù thủy chứng khoán Mark Minervin: Lỗ bao nhiêu là quá nhiều?
Nguồn Công ty chứng khoán VNDirect
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Nhật Lệ
-
Minh Đức