Hủy
Tài Chính

Chứng khoán châu Á đạt mức cao nhất trong 7 tháng sau khi Phố Wall phá vỡ thêm kỷ lục

Phùng Mỹ Thứ Tư | 19/08/2020 14:37

Nguồn ảnh: Reuters

Theo dữ liệu Refinitiv, định giá cổ phiếu khu vực châu Á đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 10 năm vào tháng 7.
 

Theo Reuters, cổ phiếu châu Á đã tăng lên mức cao nhất trong 7 tháng vào ngày 19.8. theo chỉ số S&P 500, đây là mức cao nhất mọi thời đại. Điều này được thúc đẩy bởi chính sách kích thích ngày càng mở rộng nhằm giảm bớt đòn giáng vào các nền kinh tế khỏi đại dịch COVID-19.

Chỉ số chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương của MSCI bên ngoài Nhật Bản tăng 0,3%, mức tăng liên tiếp trong 3 ngày lên 570,80 điểm, mức chưa từng thấy kể từ cuối tháng 1. Mức tăng thúc đẩy cổ phiếu Úc tăng 0,8% và Hàn Quốc tăng 0,6%.

Chỉ số Nikkei của Nhật cũng tăng trong khi cổ phiếu Trung Quốc bắt đầu yếu hơn với chỉ số blue-chip CSI300 giảm 0,7%. Nguồn ảnh: Reuters.
Chỉ số Nikkei của Nhật cũng tăng trong khi cổ phiếu Trung Quốc bắt đầu yếu hơn với chỉ số blue-chip CSI300 giảm 0,7%. Nguồn ảnh: Reuters.

Tuy nhiên, chỉ số Straits Times Index của Singapore lại giảm 0,08% vào lúc 10:40 sáng 19.8 theo giờ địa phương.

Cả S&P 500 và Nasdaq Composite đều lập kỷ lục ngay báo cáo doanh số bán hàng tăng trưởng mạnh mẽ của các nhà bán lẻ lớn của Mỹ bao gồm Walmart, Kohl's và Home Depot. Chỉ số S&P 500 đạt đỉnh cao nhất mọi thời đại vào tháng 2 ngay trước khi đại dịch COVID-19 bắt đầu đẩy chỉ số chuẩn xuống mức thấp vào ngày 23.3. Chỉ số này tăng khoảng 55% kể từ đó.

Chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng Quốc gia Úc Tapas Strickland cho biết “chỉ ở mức 126 ngày là thị trường gấu phục hồi nhanh nhất từ ​​trước đến nay”.

Thị trường gấu (bear market) là hiện tượng các loại chứng khoán rớt giá liên tục (ít nhất 20%) và diễn ra trong một thời gian dài (ít nhất từ 2 tháng trở lên). Nguồn ảnh: Medium.
Thị trường gấu (bear market) là hiện tượng các loại chứng khoán rớt giá liên tục (ít nhất 20%) và diễn ra trong một thời gian dài (ít nhất từ 2 tháng trở lên). Nguồn ảnh: Medium.

Nasdaq đạt mức cao kỷ lục thứ 18 khi đóng cửa phiên giao dịch kể từ đầu tháng 6. Sự can thiệp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vào thị trường tài chính để duy trì tính thanh khoản trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã đẩy tài sản rủi ro lên mức cao nhất mọi thời đại và làm giảm nhu cầu về nơi trú ẩn an toàn, làm suy yếu đồng bạc xanh.

Sự lạc quan của thị trường cũng được thúc đẩy bởi dữ liệu về sự tăng tốc trong lĩnh vực xây dựng nhà ở của Mỹ lên mức cao nhất trong gần 4 năm vào tháng 7. Có thể thấy, lĩnh vực nhà ở đang nổi lên như một trong số ít lĩnh vực thế mạnh.

Bên cạnh đó, kỳ vọng vaccine COVID-19 cũng là thông tin mang lại nhiều hy vọng cho thị trường. 

Biểu đồ thể hiện mức tăng giảm của các thị trường chứng khoán khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong tháng 7.2020. Nguồn ảnh: Reuters.
Biểu đồ thể hiện mức tăng giảm của các thị trường chứng khoán khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong tháng 7.2020. Nguồn ảnh: Reuters.

Ngoài ra, hy vọng về một gói tài chính tạm thời được nhen nhóm với tuyên bố của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi về việc sẵn sàng cắt giảm các đề xuất của họ để đạt được thỏa thuận. Chuyên gia kinh tế Tapas Strickland nói rằng: “Các thị trường cũng đang chú ý đến cuộc họp gần đây của FED để biết bất kỳ gợi ý nào về những gì FED có thể công bố liên quan đến hướng dẫn kỳ hạn vào tháng 9”.

FED đã cắt giảm lãi suất xuống gần bằng 0 để thúc đẩy hoạt động kinh doanh vượt qua đại dịch, đưa đồng USD xuống mức thấp nhất trong 27 tháng. Nguồn ảnh: BT.
FED đã cắt giảm lãi suất xuống gần bằng 0 để thúc đẩy hoạt động kinh doanh vượt qua đại dịch, đưa đồng USD xuống mức thấp nhất trong 27 tháng. Nguồn ảnh: BT.

Chỉ số USD không thay đổi lần cuối ở mức 92,23 so với mức trên 100 vào tháng 3. Nơi trú ẩn an toàn yen Nhật tăng lên một chút ở mức 107,51 so với đồng bạc xanh. Đồng đô la Úc nhạy cảm với rủi ro được giao dịch gần 0,7255 USD so lần mua cuối là 0,6611 USD.

Vàng đã vượt qua ngưỡng kháng cự trên biểu đồ quan trọng là 2.000 USD / ounce để cuối cùng đang dừng ở mức 1.998 USD / ounce. Giá vàng kỳ hạn của Mỹ yếu hơn ở mức 2.005,2 USD / ounce. Giá dầu giảm do lo ngại nhu cầu nhiên liệu của Mỹ không phục hồi nhanh chóng. Dầu thô Brent giảm 26 cent xuống còn 45,20 USD / thùng và dầu thô Mỹ giảm 18 cent ở mức 42,71 USD/ thùng.

Có thể bạn quan tâm:

► Cổ phiếu ngân hàng xanh hay đỏ?


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới