Hủy
Tài Chính

Dòng vốn ETF rút khỏi Đông Nam Á ngoại trừ Việt Nam và Singapore

Vũ Hoài Thứ Sáu | 27/12/2019 08:43

Ảnh: CNN.

 
 
Đông Nam Á tiếp tục bị rút vốn với giá trị 41 triệu USD trong tuần qua, trong khi Việt Nam ghi nhận trường hợp ngoại lệ...

Theo số liệu thống kê của Công ty chứng khoán KIS Việt Nam (KIS) (24/12/2019), trong tuần qua, thị trường vẫn chịu áp lực bán ra của nhà đầu tư ngoại. Tuy nhiên, với sự tăng mạnh về hoạt động mua đã khiến giá trị bán ròng giảm 84% so với tuần trước, đạt 87 tỷ đồng.

Tại thị trường Việt Nam, nhóm cổ phiếu thuộc ngành Tài chính và Tiêu dùng thiết yếu được mua mạnh nhất bởi dòng vốn ngoại với giá trị mua ròng lần lượt là 222 tỷ đồng và 82 tỷ đồng. Trong nhóm Tài chính, cổ phiếu của Ngân hàng Quân đội (MBB), Ngân hàng BIDV (BID), Ngân hàng Vietcombank (VCB) và Tập đoàn Bảo Việt (BVH) được mua ròng mạnh nhất.

Nguồn: KIS.
MBB, VNM, BID là những cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất trong tuần. Nguồn: KIS.

Với lĩnh vực Tiêu dùng thiết yếu, cổ phiếu của Vinamilk (VNM) tiếp tục được mua ròng với giá trị 181 tỷ đồng, tiếp đến là cổ phiếu của CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (SBT) được mua ròng với giá trị 13 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu Bất động sản chịu áp lực bán cao trong tuần trước, tập trung vào 2 trong 3 cổ phiếu thuộc họ Vingroup là VIC và Vinhomes (VHM), trong khi VincomRetail (VRE) được mua ròng 40 tỷ đồng. Ngoài nhóm này, cổ phiếu của Hòa Phát (HPG) cũng bị bán ròng mạnh hơn 77 tỷ đồng sau chuỗi mua ròng tuần qua.  

Số liệu thống kê được KIS đưa ra cho thấy dòng vốn ETF đang có xu hướng rút khỏi khu vực Đông Nam Á, ngoại trừ Việt Nam. Hiện tại, có 60 quỹ ETF đang đầu tư vào thị trường Đông Nam Á. Đông Nam Á tiếp tục bị rút vốn với giá trị 41 triệu USD, tăng 14% so với tuần trước đó. Cụ thể, dòng vốn bị rút mạnh khỏi Indonesia với giá trị 47 triệu USD, tiếp đến là Thái Lan với 25 triệu USD. Ở chiều ngược lại, Singapore thu hút dòng vốn nhiều nhất trong tuần trước, đạt 30 triệu USD, cao nhất trong vòng 7 tháng vừa qua.

Dòng vốn ETF có xu hướng rút khỏi Đông Nam Á, ngoại trừ Việt Nam và Singapore. Nguồn: KIS.
Dòng vốn ETF có xu hướng rút khỏi Đông Nam Á, ngoại trừ Việt Nam và Singapore. Nguồn: KIS.

Việt Nam là trường hợp ngoại lệ, ghi nhận dòng vốn tích cực với giá trị 3,8 triệu USD. Cụ thể, dòng vốn vào VNMVN30 ETF đạt 5 triệu USD, cao nhất trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên, Xtrackers FTSE Vietnam Swap UC bị bán với giá trị 1,2 triệu USD.

Về tác động của dòng vốn ETF đến thị trường chứng khoán Việt Nam, bộ phận phân tích của công ty chứng khoán SSI (SSI Research) đã từng nhận định trong quá khứ, các đợt tăng mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam đều được hỗ trợ bởi dòng vốn từ các quỹ ETF. Mối tương quan này mờ nhạt hơn trong tháng 06 và 07 khi các quỹ ETF ghi nhận dòng tiền vào nhưng VN-Index không có nhiều khởi sắc. Thời gian này xu hướng dòng vốn trên toàn cầu chưa thực sự tích cực với cổ phiếu.

►Dòng vốn ngoại quan tâm nhiều hơn đến các thương vụ M&A tại Việt Nam

►Dòng vốn đảo chiều vào cổ phiếu, vui nhưng vẫn phải thận trọng

SSI Retail Research: Dòng vốn đầu tư toàn cầu đang trở lại với cổ phiếu


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới