Chứng khoán Tiên Phong sau hơn 8 tháng “chuyển nhà”
Hình ảnh tại TPS. Ảnh: Nhadautu.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Tiên Phong tiền thân là Công ty Cổ phần Chứng khoán Phương Đông thành lập vào tháng 12/2006 với vốn điều lệ ban đầu là 60 tỉ đồng. Sau nhiều lần tăng vốn, vốn điều lệ của Công ty đã đạt 2.000 tỉ đồng. Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty là tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán, môi giới chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán và tự doanh chứng khoán.
Ngày 4/11/2021, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) tổ chức Lễ trao quyết định niêm yết và đưa 200 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần Chứng khoán Tiên Phong (mã ORS) vào giao dịch. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 28.300 đồng/cổ phiếu, biên độ giao động giá +/-20%. Như vậy tính đến nay, cổ phiếu ORS đã “an cư ở HOSE” được hơn 8 tháng. Dẫu vậy, kể từ khi chuyển sàn sang HOSE, cổ phiếu ORS đã gặp không ít những thăng trầm.
Đến nay, cổ phiếu ORS vẫn đang trên đường "dò đáy" sau khi tạo đỉnh hồi tháng 11/2022. Ảnh: FireAnt |
Gía cổ phiếu chỉ diễn biến tích cực trong khoảng 2 tuần mới chuyển sàn, và ghi nhận mức tăng hơn 20,5% trong giai đoạn này. Sau đó, cổ phiếu bắt đầu tạo đỉnh ở vùng giá 34.900 đồng/cổ phiếu (hồi giữa tháng 11/2021) và bắt đầu chuỗi ngày “dò đáy”. Kết phiên giao dịch 28/7, cổ phiếu ORS đóng cửa ở mức giá 14.300 đồng/cổ phiếu, tương ứng giảm hơn 144% kể từ vùng đỉnh tháng 11/2021, và giảm gần 98% so với mức tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên ở sàn HOSE.
Cổ phiếu ORS giảm giá trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam cũng có nhiều biến động khó lường với những cú sụt giảm mạnh. Đến nay, chỉ số VN-Index đã giảm khoảng 20% kể từ vùng đỉnh, trong khi nhiều cổ phiếu đã giảm hơn nhiều lần so với đà giảm của thị trường chung, không riêng gì cổ phiếu ORS.
Kết quả kinh doanh của Chứng khoán Tiên Phong trong quý II/2022. Nguồn: TPS |
Về kết quả kinh doanh, quý II/2022 Công ty đạt hơn 662 tỉ đồng doanh thu, tăng hơn 125% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, chi phí trong kỳ đạt 823 tỉ đồng, tăng hơn 251% so với cùng kỳ năm trước.
Theo giải trình kết quả kinh doanh, Chứng khoán Tiên Phong cho biết chi phí tăng cao chủ yếu là chi phí của hoạt động tự doanh do ảnh hưởng việc giảm mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam, dẫn đến việc Công ty báo lỗ gần 129 tỉ đồng trong quý II/2022.
Có thể bạn quan tâm
200 triệu cổ phiếu Chứng khoán Tiên Phong sắp chào sàn HOSE
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư