Việt Nam đang là một nền kinh tế đầy triển vọng
Ông Chung Jae Hoon, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Công ty Chứng khoán BIDV (BSC). Ảnh chụp màn hình.
Trong khi nền kinh tế vẫn đang tăng trưởng thì thị trường chứng khoán Việt Nam lại giảm mạnh trong thời gian dài. Hiện tại thị trường cũng chỉ có sự phục hồi nhẹ.
Lý giải về điều này, ông Chung Jae Hoon, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) cho hay, sự lệch pha này ở chỗ thị trường chứng khoán Việt Nam là sự kỳ vọng và luôn đi trước các chuyển biến về vĩ mô và doanh nghiệp. Cùng với đó, thị trường chứng khoán Việt Nam phụ thuộc vào dòng tiền nhiều hơn là phụ thuộc tăng trưởng GDP của nền kinh tế. Cụ thể, việc FED tăng lãi suất khiến đồng USD tăng giá mạnh, và VND cũng không nằm ngoài ảnh hưởng này, dẫn đến dòng vốn ngoại từ mua ròng đã chuyển sang bán ròng mạnh.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần nâng lãi suất điều hành để giảm áp lực lên tỉ giá giữa USD và VND làm tăng gánh nặng chi phí của các doanh nghiệp. Dòng vốn có xu hướng hạn chế vào các lĩnh vực rủi ro cao hơn như chứng khoán hay bất động sản.
“Như vậy, nút thắt thanh khoản trên cả ba trụ cột của thị trường tài chính là thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu ảnh hưởng mạnh đến thị trường chứng khoán khi bước vào chu kỳ điều chỉnh. Trong những tháng đầu năm 2023 sau khi vừa trải qua một năm đầy khó khăn, tâm lý nhà đầu tư chứng khoán vẫn đang thận trọng, đặc biệt là trong điều kiện vĩ mô còn nhiều thách thức và triển vọng lợi nhuận của doanh nghiệp không quá khả quan. Bên cạnh đó, lãi suất huy động dù giảm nhưng vẫn ở mức cao khiến thanh khoản chưa thực sự cải thiện rõ rệt. Nhìn chung, giai đoạn hiện nay chưa có yếu tố có thể kích thích dòng tiền mua ròng trong ngắn hạn”, ông Chung Jae Hoon chia sẻ.
Với góc nhìn là một nhà đầu tư nước ngoài, ông Chung Jae Hoon cho hay “Chúng tôi nhìn nhận Việt Nam đang là một nền kinh tế đầy triển vọng tại châu Á Thái Bình Dương, khu vực tâm điểm kinh tế thế giới của thế kỷ 21 với tốc độ tăng trưởng tốt”.
Đầu tiên là hệ thống chính trị ổn định, tạo ra môi trường kinh doanh cởi mở và ngày càng cải thiện. Thứ hai, Việt Nam có lợi thế thu nguồn vốn quốc tế, qua đó tạo lợi thế cạnh tranh và đẩy nhanh cải tiến công nghệ. Thứ ba, thị trường tiêu dùng nội địa tăng trưởng tốt nhờ tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng. Yếu tố cuối cùng là kinh tế vĩ mô ổn định nhờ sự cải thiện tích cực từ cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối và chính sách điều hành linh hoạt nên tránh được các cú sốc từ bên ngoài và phục hồi nhanh chóng sau dịch bệnh.
“Trong ngắn hạn chúng tôi cũng nhận thấy Việt Nam gặp một số khó khăn liên quan đến sự suy yếu của nền kinh tế toàn cầu và các vấn đề nội tại liên quan đến thị trường bất động sản, thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn cho rằng đây chỉ là những khó khăn mang tính tạm thời và Việt Nam còn có dư địa để cải thiện môi trường đầu tư”, ông Chung Jae Hoon nói.
Cũng theo đại diện của BSC, mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam trong ngắn hạn vẫn đang có sự điều chỉnh. Tuy nhiên, xét về trung và dài hạn, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn hội đủ các yếu tố hấp dẫn về định giá, tăng trưởng, cơ hội đầu tư và sự ổn định tỉ giá để thu hút dòng vốn ngoại.
“Theo đánh giá của chúng tôi, thị trường chứng khoán đang có mức định giá hợp lý và hấp dẫn so với tiềm năng phát triển trong trung và dài hạn”, ông Chung Jae Hoon nói thêm.
Có thể bạn quan tâm
Thị trường kém sôi động là lúc có nhiều cơ hội hấp dẫn
Nguồn Theo Talkshow Phố Tài Chính
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Ông Chen Chia Ken, Chứng khoán Phú Hưng
Năm 2025 sẽ là một năm bước ngoặt của thị trường chứng khoán Việt Nam
-
Ông Michael Kokalari, CFA, VinaCapital
Ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ không gây tác động lớn đến kinh tế Việt ...
-
Ông Winston Lu, Tổng Giám đốc, PHFM
Cần xem xét lợi nhuận của thị trường chứng khoán theo góc nhìn dài hạn ...
-
Ông Trần Đức Anh, Chứng khoán KB Việt Nam
-
Ông Michael Kokalari, CFA, VinaCapital
Tăng trưởng GDP Việt Nam đang có sự chuyển dịch về cơ cấu bên ngoài và nội ...
-
Ông Cao Việt Hùng, CFA, ACBS
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Thái Huệ