Hủy
Tài Chính

Một cổ phiếu vốn hóa lớn “miệt mài dò đáy”

Kim Anh Thứ Hai | 28/02/2022 16:32

Ảnh minh họa. Nguồn: Stocknews

 
 
Từng là cổ phiếu quốc dân nhưng giờ đây, cổ phiếu này vẫn đang miệt mài “dò đáy”.

Có thể nói, 2021 là năm của những kỷ lục khi chỉ số VN-Index công phá thành công 1.200 điểm và đã cán mốc 1.500 điểm hồi tháng 11/2021. Không những vậy, thanh khoản trên thị trường cũng liên tục bùng nổ, có những phiên giao dịch khớp lệnh lên tới 40.000 tỉ đồng, thậm chí là 50.000 tỉ đồng. Số lượng tài khoản mở mới của nhà đầu tư cá nhân trong nước cũng liên tục lập kỷ lục. Tổng kết năm 2021, chỉ số VN-Index tăng 36% với sự bùng nổ của nhiều cổ phiếu trên thị trường.

Tuy nhiên, thị trường tăng điểm trong năm 2021 có lẽ lại là “câu chuyện buồn” đối với cổ đông của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã VNM).  Trong năm 2021, khi nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn "chung vui" cùng bữa tiệc VN-Index thì VNM gần như đứng ngoài cuộc vui ấy. 

Diễn biến giá của cổ phiếu VNM trên thị trường. Ảnh: FireAnt.
Diễn biến giá của cổ phiếu VNM trên thị trường. Ảnh: FireAnt.

Cả năm 2021, VNM ghi nhận mức giảm hơn 24% về vùng giá 84.980 đồng/cổ phiếu (cuối tháng 12/2021). Bước sang năm 2022, VNM tiếp tục giảm giá, kết phiên sáng 28/2/2022 cổ phiếu này đóng cửa ở mức giá 78,1% so với thời điểm cuối năm 2021. 

Có thể nói, với những nhà đầu tư gạo cội của thị trường chứng khoán Việt Nam, cổ phiếu VNM đã từng là cổ phiếu "quốc dân", không chỉ làm nức lòng các cổ đông bởi tỉ lệ cổ tức mà còn bởi đà tăng về giá của cổ phiếu. 

Ví như giai đoạn 2015-2017, cổ đông của Vinamilk không chỉ được chia cổ tức cao trên 70% mỗi năm, mà còn thu được khoản lợi nhuận từ việc tăng giá mạnh mẽ về thị giá của cổ phiếu. 

Tỉ lệ chi trả cổ tức của Vinamilk qua các năm. Nguồn: Báo cáo thường niên của VNM năm 2020.
Tỉ lệ chi trả cổ tức của Vinamilk qua các năm. Nguồn: Báo cáo thường niên của VNM năm 2020.

Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2018, cổ phiếu này đã có những diễn biến  tiêu cực. Sẽ không có nhiều điều để bàn cãi trong giai đoạn 2018-2019 bởi thời điểm này, trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang, thị trường chứng khoán khi đó cũng bị ảnh hưởng không ít.  Chỉ số VN-Index giảm hơn 9,5% trong năm 2018, và phần lớn các cổ phiếu vốn hóa lớn đều giảm giá. Đến năm 2019, thị trường lại tiếp tục giằng co và gần như đa phần cổ phiếu vốn hóa lớn đều có những diễn biến không mấy tích cực. 

Tuy nhiên, kể từ tháng 3/2020 và năm 2021, khi thị trường chứng khoán diễn biến tích cực với nhiều kỷ lục được thiết lập thì cổ phiếu VNM vẫn trên đà "dò đáy". 

Vinamilk cũng từng là doanh nghiệp có vốn hóa cao nhất thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, doanh nghiệp này đã rời top 10 vốn hóa cao nhất trên sàn HOSE. Số liệu từ Tradingview đến hết phiên sáng 28/2, giá trị vốn hóa của doanh nghiệp này là 164.897 tỉ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Công ty bán vàng mã duy nhất trên sàn lãi 16 tỉ đồng trong quý I/2022


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới