Hủy
Tài Chính

Người dân đang gửi hơn 5,4 triệu tỉ đồng ở các tổ chức tín dụng

Việt Hà Thứ Tư | 23/03/2022 15:55

Ảnh minh họa: TL.

Chỉ trong 1 tháng, tiền gửi của người dân tại các tổ chức tín dụng đã tăng hơn 100.000 tỉ đồng.
 

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 1/2022, tổng phương tiện thanh toán toàn nền kinh tế đạt hơn 13,74 triệu tỉ đồng, tăng gần 2,6% so với thời điểm cuối năm 2021. Trong đó, tổng tiền gửi của các tổ chức kinh tế là hơn 5,57 triệu tỉ đồng, giảm nhẹ 1,2% so với cuối năm 2021. Tiền gửi của cư dân tại thời điểm cuối tháng 1/2022 là hơn 5,4 triệu tỉ đồng, tăng 1,95% so với thời điểm cuối năm ngoái, tương đương hơn 100.000 tỉ đồng. 

Trong 2 năm (2020-2021), mức lãi suất trên thị trường giảm mạnh đã thúc đẩy người dân tìm đến những kênh đầu tư có tỉ suất lợi nhuận cao hơn như bất động sản, chứng khoán hoặc các kênh đầu tư khác thay vì gửi tiết kiệm truyền thống. Hiện nay, mức lãi suất của Vietcombank là 5,5%/năm đối với kỳ hạn 12 tháng. 

Chỉ trong 1 tháng, tiền gửi của người dân đã tại các tổ chức tín dụng đã tăng hơn 100.000 tỉ đồng. Nguồn: NHNN
Chỉ trong 1 tháng, tiền gửi của người dân đã tại các tổ chức tín dụng đã tăng hơn 100.000 tỉ đồng. Nguồn Ảnh: NHNN

Xét cho cả năm 2021, lãi suất huy động duy trì ổn định và biến động trong biên độ hẹp. Riêng quý IV/2021, mặt bằng lãi suất huy động có xu hướng đi ngang tăng nhẹ ở các kỳ hạn ngắn (dưới 12 tháng). Dù vậy, biên độ biến động là tương đối hẹp.

 

Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) đánh giá mặt bằng lãi suất huy động, vốn đang ở mức thấp, nhiều khả năng sẽ nhích tăng trong năm 2022 do lạm phát tăng trở lại khiến ngân hàng cần nâng lãi suất huy động để duy trì lãi thực dương đủ hấp dẫn để duy trì tính cạnh tranh. Cùng với đó là nhu cầu tín dụng phục hồi khi nền kinh tế mở cửa; và chính sách tiền tệ thận trọng hơn của Ngân hàng Nhà nước. Theo KBSV, mức tăng nhiều khả năng sẽ tương đối thấp (trên dưới 0,5%), tương ứng với kịch bản cơ sở lạm phát tăng 3,8%.

Đối với cho vay, KBSV cũng đánh giá mặt bằng lãi suất cho vay sẽ duy trì ở mức nền như hiện tại và có thể giảm nhẹ ở một số ngành ưu tiên dưới tác động của gói hỗ trợ cấp bù lãi suất của Chính Phủ (cụ thể Quốc hội thông qua gói chính sách tiền tệ hỗ trợ lãi suất 2%/năm, tối đa 40.000 tỉ đồng cho một số ngành nghề ưu tiên) khi các ngân hàng cũng cần duy trì một mức thu nhập lãi thuần cao (tương ứng NIM duy trì ở mức cao như hiện tại), để có dư địa tăng trích lập dự phòng khi các khoản nợ xấu do giãn cách xã hội dần bộc lộ trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm 

Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng gì khi Fed tăng lại suất?


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới