Hủy
Tài Chính

Thị trường lao động Mỹ vẫn đang rất mạnh, tỉ thất nghiệp hiện đang thấp

Nhật Lệ Thứ Ba | 11/04/2023 14:32

Kinh tế toàn cầu đang đối diện với sự tăng trưởng chậm lại, nhiều quốc gia có khả năng suy thoái. Ảnh: TL.

Ở kịch bản tích cực, sẽ là sự hạ cánh mềm đối với nền kinh tế Mỹ.
 

Số liệu thống kê từ Công ty Chứng khoán Thành Công (TCSC) cho thấy, những quốc gia lớn trên thế giới bao gồm Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc,… và những quốc gia đang phát triển Trung Quốc, Indonesia,… từ giai đoạn giữa năm 2021, sự tăng trưởng của các quốc gia này ở mức khá cao, nhưng về dần cuối năm 2022, tốc độ tăng trưởng của kinh tế toàn cầu có dấu hiệu yếu đi. Theo dự báo của nhiều tổ chức lớn trên thế giới, khả năng tăng trưởng kinh tế của các quốc gia lớn và nền kinh tế đang phát triển có thể tiếp tục ở mức thấp trong năm 2023 này. 

Nguồn: TCSC
Nguồn: TCSC.

Về tình hình lạm phát, năm 2022 chúng ta chứng kiến thị trường chứng khoán toàn cầu biến động mạnh, trong đó lạm phát cũng là nguyên nhân chính yếu. Những sự kiện như dịch bệnh, chiến sự giữa Nga và Ukraine, làm cho chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy. Thời điểm tháng 6 đến tháng 9, tháng 10/2022, giá hàng hóa tăng cao, đẩy lạm phát của các quốc gia lớn trên thế giới tăng cao, từ 4-5% lên mức trên dưới 10%. 
Tuy nhiên, càng về dần cuối năm 2022 và bước sang năm 2023, lạm phát toàn cầu đã có sự giảm tốc. Dù vậy, lạm phát vẫn neo ở mức khá cao, như ở Mỹ lạm phát đang quanh mức 6%, cao hơn so với mức mục tiêu quanh mốc 2%. 

Nguồn: TCSC
Nguồn: TCSC

Như vậy, kinh tế toàn cầu đang đối diện với sự tăng trưởng chậm lại, nhiều quốc gia có khả năng suy thoái. Lạm phát tuy đã tạo đỉnh nhưng vẫn còn neo ở vùng cao. 

Thêm một biến số khác đó là tỉ lệ thất nghiệp. Theo ông Nguyễn Thành Trung, CFA, Trưởng phòng Tư vấn Đầu tư TCSC, đây là một trong những yếu tố quan trọng mà nhà đầu tư nên quan tâm trong thời gian tới. 

 

Hiện tại, số liệu từ TCSC cho thấy tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ vẫn đang ở vùng thấp nhất trong 30 năm trở lại đây, điều này sẽ tạo ra nhu cầu tiêu dùng và nhà ở cao, khiến lạm phát khó giảm. Theo ông Trung, yếu tố thất nghiệp phải tăng trong thời gian tới, thì lạm phát mới có thể hướng về vùng kỳ vọng.  

Theo dữ liệu thống kê, kinh tế toàn cầu đang giảm tốc và năm 2023 sẽ tiếp tục giảm tốc, một số quốc gia như Mỹ hoặc châu Âu có thể khủng hoảng, suy thoái kỹ thuật trong cuối năm 2023. Lạm phát đã tạo đỉnh và hạ nhiệt, nhưng vẫn còn đang khá xa so với mục tiêu của Mỹ. Thị trường lao động Mỹ vẫn đang rất mạnh, tỉ thất nghiệp hiện đang thấp. 

TCSC cũng đưa ra 2 kịch bản đối với
TCSC cũng đưa ra 2 kịch bản đối với vĩ mô thế giới, trong đó kịch bản tốt thì kinh tế Mỹ chỉ rơi vào suy thoái kỹ thuật.

Ông Trung cho biết, trong quá khứ, khi Fed tăng lãi suất lên quá cao, hệ thống ngân hàng đã gặp nhiều vấn đề. Ví dụ vào những năm 1980 hoặc năm 2000-2001 khi cuộc khủng khoảng xảy ra, Fed tăng lãi suất thì đã có khoảng 400-500 ngân hàng của Mỹ sụp đổ, giống như trường hợp của SVB vừa qua.

Theo ông Trung, những gì đang diễn ra với hệ thống ngân hàng phát đi 2 tín hiệu. Đầu tiên là tín hiệu xấu cho thấy cuộc khủng hoảng có thể xảy ra, nhưng cũng là một tín hiệu tốt khi Fed có khả năng không thực hiện chính sách tăng lãi suất quá mạnh và bớt diều hâu lại. 

Có thể bạn quan tâm 

Dự kiến có khoảng 110.000 tỉ đồng sẽ được bơm ra thị trường


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới