Hủy
Tài Chính

Vốn hoá mất hơn 500 tỉ USD, giá cổ phiếu Alibaba rẻ chưa từng thấy

Minh Duy Thứ Năm | 02/12/2021 19:41

Vốn hóa của Alibaba giảm hơn 50% sau một năm. Ảnh: Reuters.

 
 
Mất hơn 50% vốn hóa sau một năm, Alibaba vẫn chưa hết "vận đen".

Vào cuối tháng 10/2020, vốn hóa của Alibaba đạt đỉnh 6.600 tỉ USD Hồng Kông (846 tỉ USD theo tỉ giá hiện tại). Tuy nhiên, con số này hiện chỉ còn 2.800 tỉ đô la Hồng Kông (khoảng 358 tỉ USD)...

Theo Bloomberg, chứng chỉ lưu ký của Alibaba tại Mỹ được giao dịch ở mức P/E 18,7 lần. Đây là mức thấp nhất kể từ khi công ty này lên sàn vào năm 2014 và mức chiết khấu lớn nhất so với trung bình P/E của Nasdaq 100 từng được ghi nhận. ADR của hãng thương mại điện tử đã giảm 4% vào phiên 1/12, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2017. Trong khi đó, cổ phiếu giao dịch tại Hồng Kông giảm 3,7% lúc 10 giờ 49 sáng (giờ địa phương) ngày 2/12.

Trên sàn chứng khoán Hồng Kông, vốn hóa của Alibaba Group đã sụt hơn 50% sau một năm kể từ khi công ty con công nghệ tài chính Ant Group bị đình chỉ niêm yết cổ phiếu lần đầu (IPO), làm mất đi động lực tăng trưởng của hãng thương mại điện tử khổng lồ Trung Quốc.

Trong 13 tháng qua, vốn hoá của Alibaba đã mất 526 tỉ USD trong bối cảnh nhà đầu tư lo ngại về triển vọng lâu dài. Một số động lực tăng trưởng lớn nhất của công ty này - fintech, data, quảng cáo trực tuyến và nội dung, đều đang bị cơ quan quản lý Bắc Kinh giám sát chặt chẽ.

Vào khoảng thời gian này năm ngoái, kỳ vọng của thị trường với Alibaba cao hơn bao giờ hết với dự báo về một IPO “khủng” của Ant Group cũng như nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng cao. Nhưng chỉ một năm sau, “ngôi sao hy vọng” của đế chế này đã lụi tàn.

Alibaba cũng không đạt mục tiêu trong báo cáo lợi nhuận mới nhất vào tháng trước và dự đoán tăng trưởng doanh thu năm 2022 cũng chậm lại.

P/E của ADR Alibaba tại Mỹ. Ảnh: Bloomberg.
P/E của ADR Alibaba tại Mỹ. Ảnh: Bloomberg.

Ngoài ra, vấn đề gây lo ngại khác là tương lai bấp bênh của các công ty công nghệ như Alibaba - vốn sử dụng mô hình sở hữu đặc biệt (VIE) để huy động vốn ở nước ngoài. Trung Quốc cũng đang có kế hoạch cấm các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài thông qua VIE.

Uỷ ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) cho biết một phương tiện truyền thông đã thông báo về việc cấm các doanh nghiệp niêm yết tại nước ngoài thông qua VIE là không đúng sự thật.

Alibaba đối mặt cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trong cả mảng thương mại điện tử cốt lõi lẫn các mảng khác. Ảnh: Reuters.
Alibaba đối mặt cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trong cả mảng thương mại điện tử cốt lõi lẫn các mảng khác. Ảnh: Reuters.

Nhiều nhà đầu tư cho rằng cổ phiếu Alibaba đã có giá quá thấp và đến thời điểm chín muồi để sinh lời hiện đang bị "quật ngã". Nhà đầu tư chứng khoán phái sinh đã mua quyền chọn tăng giá của Alibaba cho các khoản đặt cược của họ trong tuần này. Sau đó, họ nhanh chóng bán ra hàng nghìn lệnh mua với mức lỗ nặng.

Trong khi đó, hợp đồng quyền chọn bán hết hạn trong hơn 2 tuần nữa được nhiều người nắm giữ nhất. Giá thực tế của hợp đồng này là 20 USD, tương đương giá giảm 84% so với mức đóng cửa hôm 1/12.

Các nhà phân tích Phố Wall chưa thể bắt kịp đà giảm của Alibaba. Trong khi họ đưa ra quan điểm khá lạc quan, với 56 khuyến nghị mua và 1 khuyến nghị bán, thì mục tiêu giá trung bình đã giảm trong 18 tuần liên tiếp.

Có thể bạn quan tâm:

Trung Quốc phạt Alibaba, Baidu và JD.com


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới