Xu hướng dịch chuyển tiền gửi sang các kênh đầu tư
Mức lãi suất hiện nay đã làm giảm sức hấp dẫn của kênh gửi tiết kiệm. Ảnh: TL.
Những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của thị trường chứng khoán Việt Nam. Điều này có thể thấy rõ qua số lượng công ty Việt Nam có vốn hóa thị trường trên 1 tỉ USD đã tăng từ 10 công ty vào năm 2015 lên gần 46 công ty tỉ đô (ở sàn HOSE) như hiện nay. Tính đến ngày 31/12/2021, giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu tại HOSE đạt hơn 5,8 triệu tỉ đồng, tương đương 92,77% GDP năm 2020 (GDP theo giá hiện hành), tăng 43,06% so với cuối năm 2020.
Gần đây, việc số lượng nhà đầu tư cá nhân tăng đột biến đã góp thêm động lực thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán. Thuở ban sơ, thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ vỏn vẹn có gần 3.000 tài khoản của nhà đầu tư, nhưng đến thời điểm cuối năm 2021, tổng số tài khoản giao dịch của nhà đầu tư trong nước đã vượt 4,2 triệu tài khoản, tương ứng khoảng 4,3% dân số. Năm 2021, số lượng nhà đâu tư mới tham gia thị trường không ngừng gia tăng. Số lượng tài khoản mở mới của nhà đầu tư trung bình hàng tháng là hơn 100.000 tài khoản. Trong năm, nhà đầu tư trong nước đã mở mới hơn 1,53 triệu tài khoản, tương ứng tăng 56,07% so với năm 2020, cao hơn nhiều so với con số của 4 năm liên tiếp từ 2017-2020 cộng lại.
Sự tham gia mạnh mẽ của nhà đầu tư cá nhân thời gian qua đã giúp thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục lập những kỷ lục. Những mốc cao về giá về thanh khoản luôn được thiết lập. Trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm ở mức thấp, cùng với dịch bệnh làm hạn chế khả năng đi lại, nhà đầu tư đã có xu hướng tham gia nhiều hơn ở kênh đầu tư chứng khoán.
Trên thực tế, xu hướng dịch chuyển tiền gửi sang các kênh đầu tư đang hình thành ở nhiều quốc gia trên thế giới. Cụ thể, trong báo cáo được công bố mới đây Bộ phận Phân tích của Công ty Chứng khoán Agribank (Agriseco Research) cho hay xu thế dịch chuyển tiền gửi tiết kiệm sang các kênh đầu tư khác đang hình thành trên nhiều quốc gia, đặc biệt là Hàn Quốc, Trung Quốc và Mỹ. Cụ thể, tỉ trọng tiền mặt và tiền gửi trên tổng tài sản tích lũy của Trung Quốc giảm từ khoảng 50% năm 2008 xuống còn khoảng 40% năm 2020; tỉ lệ này ở Mỹ đạt 13%.
Tỉ trọng tiền mặt và tiền gửi trên tổng tài sản tích lũy của Trung Quốc giảm từ khoảng 50% năm 2008 xuống còn khoảng 40% năm 2020. |
Còn tại thị trường Việt Nam, lãi suất tiết kiệm hiện nay ở mức trung bình 6,5% - 7,8%/năm, thấp nhất trong vòng 13 năm qua. Số liệu được Agriseco Research đưa ra cho thấy tỉ lệ tiền gửi tiết kiệm của cư dân giảm từ 15% năm 2016 xuống 4% năm 2021.
Tỉ lệ tiền gửi tiết kiệm của cư dân giảm từ 15% năm 2016 xuống 4% năm 2021. |
Trong bối cảnh lãi suất thấp, xu thế dịch chuyển từ tiền gửi sang các kênh đầu tư cũng đang diễn ra tương tự tại Việt Nam. Số lượng tài khoản mở có tốc độ tăng mạnh mẽ với 20% CAGR giai đoạn 5 năm qua, lượng tài khoản mở mới cả năm 2021 gấp 1,5 lần lũy kế 4 năm gần đây cộng lại. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đang phấn đấu đưa thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn của nền kinh tế với quy mô nhà đầu tư đạt 5% dân số năm 2025 và 8% năm 2030.
Có thể bạn quan tâm
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Surajit Rakshit