5 sự thật “không mấy dễ chịu” về nới lỏng định lượng
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý vào Thứ Tư tuần trước (19/06) khi nhà đầu tư chờ đợi tín hiệu rút lại kích thích từ cơ quan này. Tuy nhiên, giọng điệu của Fed tỏ ra khá ôn hòa (dovish) và đã trấn an nhà đầu tư bằng việc giữ nguyên chương trình mua trái phiếu bất chấp triển vọng cải thiện của nền kinh tế. Thị trường chứng khoán Mỹ giảm mạnh sau thông báo chính sách của Fed.
Một số người có thể bối rối trước quyết định từ Fed. Xét cho cùng, câu nói “không thể đối đầu với Fed” vẫn đúng. Như vậy làm thế nào để thị trường chứng khoán có thể đi ngược các nỗ lực kích thích của ngân hàng trung ương?
Một thực tế khắc nghiệt là chương trình nới lỏng định lượng (QE) phức tạp hơn việc chỉ “in tiền” để kích thích cổ phiếu. Sau đây là một số sự thật “không mấy dễ chịu” theo liệt kê của MarketWatch mà nhà đầu tư nên thừa nhận liên quan đến chính sách của Fed trong thời điểm hiện tại.
1. Đà bứt phá của chứng khoán Mỹ không chỉ đến từ QE
Tuy nhiên, đó không phải là toàn bộ câu chuyện. Dựa trên phần bù rủi ro vốn cổ phần cũng như hệ số P/E, cổ phiếu đã và vẫn còn rẻ (ít nhất là so với các mức từ năm 1990 vì tất cả các so sánh trở về năm 1890 đều không hợp lệ).
Hơn nữa, khả năng sinh lợi của nhiều tập đoàn cũng đang trên đà gia tăng nhờ các biện pháp cắt giảm chi phí và sự phát triển của công nghệ.
Vì thế nếu nói S&P 500 đã tăng 140% so với thời điểm tháng 3/2009 nhờ chính sách của Ben Bernanke là đã quá đơn giản hóa vấn đề.
2. Sự kết thúc của QE sẽ tốt cho thị trường chứng khoán
Sở dĩ xảy ra điều này là do quan điểm cho rằng QE tốt cho cổ phiếu và sự kết thúc của QE sẽ khiến thị trường rơi vào bất ổn vì thị trường đã tăng vọt trước nhờ chương trình này.
Bên cạnh đó, việc duy trì QE trong một thời gian dài cho thấy mối nghi ngờ triền miên về độ bền vững của đà phục hồi. Hay nói cách khác, nếu ngân hàng trung ương không đủ tự tin về đà tăng trưởng để thay đổi chính sách thì nhà đầu tư cũng không thể tin tưởng vào đà tăng trưởng. Một khi tiến tới giai đoạn mà QE bị thu hồi hoặc xóa bỏ hoàn toàn, có lẽ chúng ta nên ăn mừng thay vì thất vọng.
3. QE sẽ không kéo dài mãi mãi
Và sau ngày thứ Tư, chúng ta nhận ra rằng Fed kỳ vọng đạt được mục tiêu tỷ lệ thất nghiệp 6,5% trong năm 2014.
Dĩ nhiên, Fed đã từng dự báo sai và nhiều khả năng tiếp tục sai nhưng các nhà kinh tế trong cuộc khảo sát của USA Today cho biết trước khi Fed công bố chính sách rằng QE sẽ bị rút lại sớm hơn, nhiều khả năng là trong vòng 6 tháng tới.
4. Siêu lạm phát không phải là rủi ro
Rất nhiều chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng siêu lạm phát trong các năm gần đây nhưng tất cả đều sai lầm. Với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 0,1% của tháng 5 và sự thật rằng giá xăng đang đứng ở các mức tương tự năm 2011, khó có thể gióng lên hồi chuông cảnh báo về siêu lạm phát trong năm 2013.
5. Các thành viên của Fed sẽ không tìm được tiếng nói chung
Trên thực tế, trong thông báo ngày thứ Tư, hai thành viên hội đồng chính sách James Bullard và Esther George đã không đồng tình với chính sách của Fed. Trước đây, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Khu vực Richmond của Fed là Jeff Lacker cũng công khai phản đối các chính sách của Fed.
Tương tự như Quốc hội, Fed cũng bao gồm các thành viên với các quan điểm khác nhau và đây là một điều tốt vì nó cho thấy ngân hàng trung ương đang tư duy nghiêm túc và thách thức các thành viên của mình. Nhưng quá nhiều ý kiến bất đồng có thể khiến chính sách của ngân hàng trung ương trở nên rối rắm và đó không phải là điều thị trường mong muốn.
Nới lỏng định lượng và các nỗ lực của ngân hàng trung ương là vấn đề chưa được tiết lộ nhiều vì thế rất nguy hiểm khi nói câu “Fed chỉ đang in tiền”. Suy nghĩ khôn ngoan hơn về bản chất của QE có thể giúp ích cho các nhà đầu tư trong giai đoạn bất ổn này.
Nguồn Vietstock
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư