Hủy
Thế giới

Các ngân hàng toàn cầu tạo ra khoản phí kỷ lục 125 tỉ USD

Phùng Mỹ Thứ Tư | 30/12/2020 15:05

Các ngân hàng lớn nhất của Mỹ tạo ra khoảng 37 tỉ USD doanh thu ngân hàng đầu tư, 30% tổng số phí thu được trong năm nay. Ảnh: Financial Times.

Các doanh nghiệp trên thị trường vốn được thúc đẩy bởi sự bùng nổ của việc mua bán cổ phần và nợ trong thời kỳ đại dịch.
 

Theo Financial Times, các ngân hàng đầu tư trên toàn thế giới đã tạo ra mức phí kỷ lục 124,5 tỉ USD trong năm nay khi các công ty đua nhau huy động tiền mặt để tồn tại trong đại dịch.

Theo nhà cung cấp dữ liệu Refinitiv, số tiền khổng lồ này ập đến khi các bên cho vay kiếm được mức phí cao do việc bảo lãnh các khoản nợ và cổ phần cho các khách hàng như tập đoàn hàng không vũ trụ Boeing, trang web cho thuê tài sản Airbnb và tập đoàn viễn thông SoftBank.

Nhà phân tích Jason Goldberg tại Barclays cho biết: Đây là một “năm rất hiệu quả cho việc bảo lãnh cả nợ và vốn chủ sở hữu”. “Năm nay, cú hích xuất hiện khi các công ty tìm cách tiếp cận thị trường vốn để củng cố bảng cân đối kế toán khi đối mặt với sự không chắc chắn liên quan đến đại dịch”.

Các công ty đã huy động hơn 5 tỉ USD nợ trong năm nay. Con số nợ này cũng là một kỷ lục. Trong khi các công ty đa quốc gia lần đầu tiên cắt giảm hạn mức tín dụng vào tháng 3, họ đã nhanh chóng chuyển sang thị trường trái phiếu để khóa nguồn vốn dài hạn hơn.

Ghi nhận nợ và phí bảo lãnh phát hành vốn cổ phần xác định doanh thu ngân hang. Ảnh: Refinitiv.
Ghi nhận nợ và phí bảo lãnh phát hành vốn cổ phần xác định doanh thu ngân hang. Ảnh: Refinitiv.

Nhà phân tích David Konrad tại DA Davidson cho biết “câu chuyện thực tế” nằm ở các ngân hàng chào bán cổ phần công khai, khi các công ty đại chúng được đánh giá cao bao gồm công ty khởi nghiệp cơ sở dữ liệu đám mây Snowflake và công ty cung cấp bữa ăn DoorDash của Mỹ. Các công ty đã huy động gần 300 tỉ USD trên toàn cầu vào năm 2020, mức cao nhất trong bất kỳ năm nào ngoài năm 2007.

Các danh sách, bao gồm cả nhà cung cấp thương mại điện tử The Hut Group của Anh, cho phép các công ty huy động tiền mặt trong thời điểm đại dịch ảnh hưởng nặng nề. Điều này làm hạn chế khả năng tạo doanh thu của nhiều công ty.

Dữ liệu của Refinitiv cho thấy: Phí bảo lãnh phát hành các đợt chào bán công khai ban đầu đã tăng 90% lên 13 tỉ USD. Đây là con số cao nhất kể từ năm 2000. Điều đó đã thúc đẩy doanh thu bảo lãnh vốn chủ sở hữu tổng thể lên khoảng 32 tỉ USD, chiếm 3/4 so với con số 18,3 tỉ USD năm 2019. Một số dịch vụ thứ cấp lớn, chẳng hạn như PNC Financial bán cổ phần của công ty quản lý tài sản BlackRock, cũng đã thúc đẩy thêm lợi nhuận của Phố Wall.

Hàng loạt danh sách công nghệ đã giúp đưa hoạt động kinh doanh vốn cổ phần của Goldman Sachs vượt xa các đối thủ. Ngân hàng này đã thu khoảng 10% phí bảo lãnh vốn cổ phần được tạo ra trong năm nay. Theo nhà phân tích Michael Wong của Morningstar, các đợt IPO lớn dự kiến ​​sẽ tiếp tục diễn ra vào năm 2021.

Những ngân hàng lớn trên Phố Wall tạo ra 37 tỉ USD phí ngân hàng đầu tư. Ảnh: Refinitiv.
Những ngân hàng lớn trên Phố Wall tạo ra 37 tỉ USD phí ngân hàng đầu tư. Ảnh: Refinitiv.

Sự gia tăng các khoản vay nợ và cổ phần đã giúp bù đắp sự sụt giảm phí tư vấn mua bán và sáp nhập. Vốn đã giảm 10% xuống còn 29,6 tỉ USD sau khi hoạt động thương mại chậm lại đáng kể trong nửa đầu năm 2020. Nhưng sự gia tăng các vụ tiếp quản trong những tháng gần đây đang mang lại niềm lạc quan cho các nhà đầu tư. Nhất là khi các công ty dự tính các giao dịch phải huy động hàng tỉ USD để tài trợ cho các giao dịch.

Ông Jason Goldberg nói rằng: “Điều đó cần được tài trợ. Và theo truyền thống, điều đó được tài trợ bằng nợ và vốn chủ sở hữu”.

Các ngân hàng lớn nhất của Mỹ gồm JPMorgan Chase, Goldman Sachs, Bank of America, Morgan Stanley và Citigroup chỉ tạo ra dưới 37 tỉ USD tổng doanh thu từ ngân hàng đầu tư, 30% phí thu được trong năm nay. Ảnh: Reuters.
Các ngân hàng lớn nhất của Mỹ gồm JPMorgan Chase, Goldman Sachs, Bank of America, Morgan Stanley và Citigroup chỉ tạo ra dưới 37 tỉ USD tổng doanh thu từ ngân hàng đầu tư, 30% phí thu được trong năm nay. Ảnh: Reuters.

Các ngân hàng lớn nhất của Mỹ chỉ tạo ra dưới 37 tỉ USD tổng doanh thu từ ngân hàng đầu tư trong năm nay. Đây được xem là thị phần lớn nhất của họ kể từ năm 2013. Ngược lại, các đối thủ châu Âu chỉ chiếm chưa đến 1/4 phí ngân hàng đầu tư vào năm 2020, tỉ trọng thấp nhất kể từ năm 2000.

Các khoản phí khổng lồ đã không dẫn đến sự phục hồi của cổ phiếu đối với hầu hết các ngân hàng trong năm nay, khi họ bị suy thoái kinh tế. Chỉ số KBW của chứng khoán ngân hàng Mỹ giảm 14% vào năm 2020, do những người cho vay đã trích lập dự phòng cho những khoản lỗ tiềm ẩn.

Trong số 5 ngân hàng lớn của Mỹ, chỉ có Morgan Stanley vượt qua thị trường rộng lớn hơn Mỹ. Cổ phiếu của ngân hàng đầu tư có trụ sở tại Midtown Manhattan đã tăng hơn 30% trong năm nay.

Có thể bạn quan tâm:

► Các ngân hàng toàn cầu tăng cường tuyển dụng tại Singapore để giảm thiểu rủi ro ở Hồng Kông


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới