Hủy
Thế giới

COVID-19 làm gia tăng bất bình đẳng

Minh Duy Thứ Tư | 30/09/2020 15:16

Đại dịch làm trầm trọng thêm nỗi đau khổ của những người vốn đã nghèo. Nguồn ảnh: AFP.

 
 
Phải tăng cường hỗ trợ cho hầu hết các quốc gia dễ bị tổn thương.

Theo The Guardian, người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã đưa ra cảnh báo rõ ràng rằng COVID-19 sẽ dẫn đến một thế hệ mất mát trừ khi các bước khẩn cấp được thực hiện để ngăn chặn đại dịch mở rộng khoảng cách giữa các nước giàu và nghèo.

Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva cho biết: Hỗ trợ tài chính cho các quốc gia dễ bị tổn thương nhất phải được tăng cường để ngăn chặn vết sẹo lâu dài sẽ làm lùi các nỗ lực chống đói nghèo trong những thập kỷ gần đây.

Theo vị Giám đốc điều hành Kristalina Georgieva, nếu không hành động sẽ gây tiếng vang trên toàn thế giới, sự bất bình đẳng lớn hơn dẫn đến biến động kinh tế và xã hội.

Xuất khẩu giảm, dòng vốn đầu tư giảm, ít khách du lịch hơn và lượng kiều hối giảm là “liều thuốc độc” cho 70 quốc gia có nguy cơ cao nhất. Nếu không có hành động cần thiết, nhóm khoảng 70 quốc gia này, đại diện cho hơn 1 tỉ người, phải đối mặt với sự tàn phá kinh tế và con người chưa từng có. 

Bangladesh bị ảnh hưởng nặng nề do mất nguồn kiều hối chiếm 20%, vốn là nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình nghèo. Nguồn ảnh: Tân Hoa Xã.
Bangladesh bị ảnh hưởng nặng nề do mất nguồn kiều hối chiếm 20%, vốn là nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình nghèo. Nguồn ảnh: Tân Hoa Xã.

Xu hướng giảm nghèo toàn cầu kéo dài hàng thập kỷ đang bị đẩy vào thế đảo ngược, với hơn 90 triệu người rơi vào cảnh nghèo cùng cực, chủ yếu ở khu vực châu Phi cận Sahara và Nam Á. Trong tháng này, Liên Hợp Quốc cũng đã cảnh báo về nạn đói.

Người ta cũng lo ngại rằng, đại dịch sẽ cản trở tiến bộ y tế trong nhiều thập kỷ cũng như đảo ngược tiến bộ trên các mặt trận quan trọng khác như bình đẳng giới.

Cũng giống như những người có hệ miễn dịch kém dễ bị ảnh hưởng bởi virus hơn, vì vậy các quốc gia thu nhập thấp có nền tảng cơ bản yếu sẽ dễ bị ảnh hưởng kinh tế hơn. Hơn một nửa trong số các quốc gia này vốn dĩ có nguy cơ cao hoặc thực sự lâm vào cảnh túng quẫn nợ nần trước khi cuộc khủng hoảng bắt đầu.

Theo đó, Giám đốc điều hành IMF kêu gọi một phương pháp tiếp cận 4 hướng. Thứ nhất, các chính phủ phải coi sức khỏe là ưu tiên hàng đầu để đảm bảo lối thoát lâu bền khỏi đại dịch, đặc biệt chú trọng đến người già và dễ bị tổn thương.

Hướng tiếp cận thứ hai là đảm bảo ngân sách được chi tiêu tốt bằng cách tập trung vào các lĩnh vực chi tiêu chính như giáo dục và kiềm chế tham nhũng. Hướng thứ ba là đặt nền móng cho tương lai bằng cách đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang các nền kinh tế kỹ thuật số carbon thấp, thích ứng với khí hậu.

Hướng tiếp cận cuối cùng là việc tăng cường hỗ trợ từ các nước giàu, yêu cầu tăng chứ không phải cắt giảm nguồn viện trợ dưới hình thức viện trợ không hoàn lại, các khoản vay ưu đãi và xóa nợ.

Đây là một cuộc khủng hoảng không giống ai và IMF đang ứng phó hơn bao giờ hết, đặc biệt là để hỗ trợ các quốc gia dễ bị tổn thương nhất và những người dễ bị tổn thương nhất.

 

Tác động sẽ rất sâu sắc và không chỉ ở các nước thu nhập thấp. Nó có nguy cơ gây tiếng vang trên toàn thế giới với sự gia tăng bất bình đẳng dẫn đến biến động kinh tế và xã hội: một thế hệ mất mát vào những năm 2020 mà hậu quả của nó sẽ được cảm nhận trong nhiều thập kỷ tới.

Hơn 100 quốc gia đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ IMF kể từ khi cuộc khủng hoảng COVID-19 bắt đầu hồi đầu năm. Tổ chức có trụ sở tại Washington dự báo sản lượng toàn cầu giảm gần 5% vào năm 2020. Đây là mức sụt giảm nghiêm trọng nhất kể từ cuộc Đại suy thoái.

Các ước tính cập nhật về tăng trưởng sẽ được công bố tại cuộc họp thường niên ảo của IMF vào tháng tới nhưng vị Giám đốc điều hành Georgieva cho rằng chưa bao giờ có nhiều hoàn cảnh và sinh kế bị gián đoạn cùng một lúc.

IMF ước tính thiệt hại của đại dịch đối với nền kinh tế toàn cầu vào khoảng 12.000 tỉ USD trong giai đoạn 2020-21. Các quốc gia nghèo nhất, với nguồn lực hạn chế và năng lực hạn chế, bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo đó, tăng trưởng ở các quốc gia thu nhập thấp sẽ bế tắc trong năm nay, so với 5% năm ngoái.

Các nỗ lực xóa nợ cần phải tiến xa hơn nữa. Đáp lại lời kêu gọi của IMF và Ngân hàng Thế giới, nhóm G20 gồm các nước phát triển và đang phát triển hàng đầu đã đình chỉ các khoản thanh toán nợ song phương chính thức từ các nước nghèo nhất trong năm nay. Điều này khiến 42 nước có thu nhập thấp được cung cấp khoảng 5 tỉ USD.

Bà Kristalina Georgieva nói rằng: “Sáng kiến ​​này có thể được mở rộng cùng với sự tham gia tăng cường của các chủ nợ thương mại”.

Có thể bạn quan tâm:

► Nền kinh tế thế giới có đang phục hồi?


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới