Hủy
Thế giới

Danh sách thực thể không đáng tin cậy: Quân bài của Trung Quốc trong các cuộc đàm phán sắp tới

Thứ Bảy | 06/07/2019 16:37

Ảnh: Tân hoa xã/SCMP.

 
 
Các vòng đàm phán sắp tới có thể nhanh chóng gặp rắc rối trừ khi Trung Quốc hài lòng với các đề xuất Mỹ nhằm nới lỏng lệnh cấm đối với Huawei.

Cả 2 bên đã sẵn sàng khởi động lại các vòng đàm phán tại Bắc Kinh vào tuần tới sau cuộc gặp trực tiếp tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào ngày 29/6 vừa qua giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình tại Osaka, Nhật Bản.

Tuy nhiên, các nhà quan sát và các nguồn thao tin cho rằng Trung Quốc vẫn còn vài lá bài tẩy nếu những nỗ lực đàm phán thương mại lại đi vào ngõ cụt một lần nữa. Các phương án đó bao gồm việc đưa ra danh sách “các thực thể không đáng tin cậy.”

Kế hoạch này được công bố lần đầu vào tháng 5/2019, theo đó các công ty nước ngoài được đánh giá là gây tổn hại tới lợi ích chính đáng của Trung Quốc hoặc gây nguy cơ về an ninh quốc gia sẽ bị Trung Quốc liệt vào danh sách.

Chi tiết về danh sách vẫn chưa được công bố, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo rằng họ sẽ sớm công bố danh sách chi tiết - tuy nhiên 1 nguồn tin từ giới kinh doanh Mỹ cho biết đề xuất này cho thấy Trung Quốc đang rất nghiêm túc.

Trước đó, Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã thông tin rằng chính quyền Trung Quốc đang định đưa công ty chuyển phát nhanh Fedex vào danh sách, sau khi công ty này 2 lần điều hướng gói hàng mà Huawei đã gửi.

Trong cuộc gặp bên lề với ông Tập tại Osaka, ông Trump đồng ý để các doanh nghiệp Mỹ được giao trở lại với Huawei, cũng như tạm ngừng áp thuế lên 300 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc – với điều kiện Bắc Kinh phải mua nhiều sản phẩm nông nghiệp của Mỹ hơn.

Danh sach thuc the khong dang tin cay: Quan bai cua Trung Quoc trong cac cuoc dam phan sap toi
Lệnh cấm với Huawei vẫn là khúc mắc chính giữa 2 bên. Ảnh: AP/SCMP.

Điều này đã mở đường cho việc nối lại các vòng đàm phán vốn đã bị tạm ngưng từ hồi tháng 5/2019, khi mà 2 bên cáo buộc lẫn nhau về việc khiến đàm phán đi vào ngõ cụt.

Nhưng chi tiết về những gì hai nhà lãnh đạo đã đồng thuận với nhau vẫn là chưa rõ ràng và các nhà quan sát tin rằng vòng đàm phán sắp tới có thể nhanh chóng gặp rắc rối trừ khi Trung Quốc hài lòng với các đề xuất Mỹ nhằm nới lỏng lệnh cấm đối với Huawei.

Các quan chức Mỹ cho hay, sau cuộc gặp giữa ông Trump và ông Tập, tập đoàn Huawei vẫn bị cấm tham gia vào mạng lưới 5G tại Mỹ và các mức thuế đang áp lên hàng hóa Trung Quốc trước đây vẫn chưa bị dở bỏ cho tới khi các cuộc đàm phán kết thúc.

Vào ngày 5/7 vừa qua một bài bình luận được đăng bởi Taoran Notes, tài khoản xã hội liên kết với Nhật báo Kinh tế, cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ không mua nông sản của Mỹ nếu Mỹ lại lật lọng trong cuộc đàm phán tới đây. Bình luận này còn cho biết thêm Trung Quốc sẽ cân nhắc về nhu cầu nội địa của nước này và ý kiến của các công ty nội địa trước khi mua hàng nông sản của Mỹ. Có nhiều biện pháp trả đũa mà Trung Quốc có thể áp dụng, và nhiều nguồn tin cho rằng nước này đang cân nhắc khả năng khả năng cấm xuất khẩu đất hiếm – một loại nguyên liệu cần thiết trong quân sự và tiêu dùng.

Một nguồn tin trong lĩnh vực văn hóa cũng cho rằng, ngành công nghiệp giải trí của Mỹ cũng có thể bị tổn thương, nguồn tin này cho biết cơ quan quản lý của Trung Quốc đã chặn việc trình chiếu phim của Hollywood vào tháng 5 vừa qua, và chỉ lắng xuống trong một vài tuần gần đây.

Các nhà quan sát cho rằng Bắc Kinh và Washington vẫn còn bất đồng về nhiều vấn đề. Đại diện thương mại của Mỹ ông Robert Lighthizer, người dẫn đầu đoàn đàm phán của Mỹ trong các đàm phán, đã yêu cầu Trung Quốc phải có một loạt những thay đổi mang tính cấu trúc như  cắt giảm trợ cấp nhà nước cho các doanh nghiệp quốc doanh và những thay đổi trong hệ thống pháp luật.

Nhưng người Trung Quốc lại coi những yêu cầu này là xâm phạm chủ quyền quốc gia và yêu cầu sự tôn trọng từ phía Mỹ.

Ông Chen Long, một nhà kinh tế học tại Gavekal Dragonomics – tổ chức nghiên cứu tại Hồng Kông, cho rằng Trung Quốc không chỉ dùng các doanh nghiệp nước ngoài làm đòn bẩy trong thương thuyết, nước này sẽ củng cố vị thế của mình bằng việc đưa vấn đề chiến lược như Triều Tiên vào bàn đàm phán.

Ông Chen khẳng định: “Các cuộc đàm phán thương mại sẽ kéo dài, khi mà 2 bên vẫn không có sự tin tưởng lẫn nhau.”

► Trung Quốc sẽ trừng phạt các công ty công nghệ nghỉ chơi với Huawei?

► Trung Quốc sẽ không mua nông sản nếu Mỹ lại lật kèo

Nguồn SCMP


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới