Hủy
Thế giới

Dark pool là gì và vì sao người ta lại giao dịch trong đó?

Chủ Nhật | 01/12/2013 15:04

Các "dark pool" - giao dịch khối lượng lớn trong bóng tối - chiếm khoảng 12% khối lượng giao dịch tại Mỹ
 

Vậy dark pool là gì, vì sao người ta lại thích sử dụng nó, và nó ẩn chứa các rủi ro tiềm ẩn gì?

Ngày 9/10/2012, thị trường chứng khoán Mỹ chứng kiến biến động bất thường với hàng chục cổ phiếu, trong đó có , bất ngờ tăng giảm trong một thời gian ngắn trước khi trở về giá ban đầu. Cổ phiếu Nokia trong phiên giao dịch hôm đó có lúc tăng 18%, sau đó giảm hơn 14%.

Theo công ty dữ liệu thị trường Nanex, ít nhất 258 giao dịch của 146 cổ phiếu trong gần 1h bắt đầu từ 10:02 am đã tạo nên diễn biến giá này. Ví dụ, cổ phiếu Pandora, một lệnh được đặt ở mức giá $10.4340, mà đáng ra phải đặt ở múc giá $10.0434 mới đúng. Các cổ phiếu khác cũng bị biến động theo cách tương tự.

Cổ phiếu Nokia trong phiên giao dịch hôm đó có lúc tăng 18%, sau đó giảm hơn 14%.  Read more: http://vfpress.vn/threads/dark-pool-la-gi-va-vi-sao-nguoi-ta-lai-giao-dich-trong-do.91197/#ixzz2mCve8nqP
Cổ phiếu Nokia trong phiên giao dịch hôm đó có lúc tăng 18%, sau đó giảm hơn 14%.

Trong khi giới đầu tư chưa biết điều gì đã thực sự diễn ra, nhưng có một điều chắc chắn, những giao dịch này được thực hiện trong dark pool. Vậy, dark pool là cái gì và vì sao người ta lại giao dịch trong đó?

Dark pool bắt đầu vào những năm 1980 khi một số nhà đầu tư tổ chức hợp lại cùng nhau để giao dịch tại một nơi họ có thể tránh con mắt dòm ngó của sở giao dịch công khai, cũng như các nhà môi giới. Họ mong muốn có thể mua hay bán số lượng lớn cổ phiếu mà không làm ảnh hưởng tới thị trường, và nhờ đó có được giá giao dịch tốt hơn.

Vào thời điểm 2005, các dark pools như vậy chỉ chiếm khoảng 3-5% hoạt động trên thị trường.

Mọi thứ bắt đầu thay đổi vào năm 2007, khi Uỷ ban chứng khoán Mỹ () thông qua luật mới mang tên Reg NMS (Regulation National Market System- Điều chỉnh hệ thống thị trường quốc gia), hỗ trợ cạnh tranh giữa các sở giao dịch. Đầu tiên, nó xoá bỏ các quy định bảo vệ việc các sở giao dịch niêm yết giá bằng tay. Tất cả các nhà đầu tư có quyền bỏ qua giá của sở nếu họ có thể kiếm được giá tốt hơn, nhanh hơn ở bất kỳ đâu.

Các nhà giao dịch-môi giới thấy cơ hội trong đó (cũng như trong việc giao dịch tự động ngày càng phát triển), và họ quyết định lập ra dark pools riêng của mình. Các nhà đầu tư tổ chức và các ngân hàng lớn bắt đầu hướng tới việc giao dịch tại đây nhằm giảm chi phí giao dịch.

Hiện tại, giao dịch trong các dark pool chiếm khoảng 12% khối lượng giao dịch tại Mỹ.
Hiện tại, giao dịch trong các dark pool chiếm khoảng 12% khối lượng giao dịch tại Mỹ.


Lợi ích chính yếu trong việc giao dịch tại các dark pool là khả năng “cải thiện giá”. Ví dụ, giá bán một cổ phiếu trên sở giao dịch là $10, và giá đặt mua đầu tiên là $10.10. Một dark pool cổ điển sẽ xác định giá tại $10.05, điểm nằm giữa giá mua và giá bán. Và không nhà giao dịch nào lại không yêu thích điều này.

Giao dịch trong bóng tốiTuy nhiên, giao dịch trong dark pool, bạn sẽ không biết có những ai cùng giao dịch cũng như liệu có ai muốn thứ bạn đang bán hay không. Vậy làm thế nào các nhà môi giới quyết định gửi một lệnh vào trong dark pool trong khi họ không biết có gì đó trong đó?

Một số nhà môi giới thực hiện cắt các giao dịch “thanh toán chuyển lệnh” (“payment for order flow”[1]) tức họ chấp nhận gửi các lệnh của khách hàng của mình tới một dark pool nhất định.

Một cách khác, gây tranh cãi hơn, là họ làm điều này bằng cách tìm kiếm các mảnh thông tin có ích (indications of interest -IOI) từ dark pool. IOI có thể bao gồm bất kỳ mảnh thông tin nào – có thể là mã cổ phiếu, tỷ lệ mua/ bán, giá sẵn sàng mua...

Nó có vẻ giống việc niêm yết giá nhưng thực ra không phải vậy.

IOI không nhanh chóng và rõ ràng, cũng không được phổ biến công khai trên thị trường. SEC từng đề xuất sẽ niêm yết chúng, nhưng tới nay điều này vẫn chưa xảy ra.

Một nhược điểm khác của dark pool, vốn đến từ việc không biết liệu thứ bạn muốn (người mua hay người bán) liệu có ở trong đó không. Điều này có nghĩa bạn sẽ không biết được lệnh giao dịch của mình có thể thực hiện nhanh như trên thị trường công khai hay không.

Đây là vấn đề được đề cập trong nghiên cứu mới nhất của giáo sư Haoxiang Zhu của MIT Sloan School of Management - người có rất nhiều nghiên cứu về dark pool, mang tên ”Dark pool có làm tổn hại việc thiết lập giá (price discovery) không.”

Theo giáo sư Zhu, một mặt bạn có thể có được giá tốt trong dark pool, mặt khác bạn có thể thiệt hại khi lệnh không thể thực hiện ngay lập tức. Cuối cùng thì, vấn đề quan trọng vẫn là rủi ro và biến động.

“Chẳng hạn, bạn rất muốn bán cổ phiếu này vì giữ nó lại rất tốn kém. Bạn càng chần chừ thì giá cổ phiếu càng biến động nhiều. Cổ phiếu biến động càng nhiều thì giữ nó càng lâu lại càng khiến bạn mất nhiều tiền.” Giáo sư Zhu giải thích.

Và chờ đợi thực sự là tồi tệ nếu bạn giao dịch theo tin tức (“informed trader”) . Rốt cục, vấn đề quan trọng là liệu các nhà giao dịch này có thể thực hiện giao dịch trước khi ai cũng biết tới thông tin của họ hay không? Ở đây, thời gian chính là tiền bạc. “Thông tin có thể cũ đi, và thời gian được tính vào là chi phí của các nhà giao dịch thông báo”

Các dark pool làm tăng chênh lệch giá mua bán trên thị trường niêm yết công khai.
Các dark pool làm tăng chênh lệch giá mua bán trên thị trường niêm yết công khai.
Giáo sư Zhu nhận thấy rằng các informed trader đang hướng ngược lại so với các sở giao dịch. Điều này có 2 ý nghĩa. Một mặt, các nhà tạo lập thị trường ở các sở giao dịch biết thêm nhiều thông tin chính xác hơn về một cổ phiếu thông qua các informed trader. Khi các nhà tạo lập thị trường thấy nhiều informed trader hơn, họ mở rộng dao động giữa giá mua và bán để không bị mất nhiều quá.

Tóm lại là: Một mặt, giá trên thị trường mở trở nên chính xác hơn, theo Giáo sư Zhu, tuy nhiên các nhà tạo lập thị trường lại mở rộng biên độ dao động để bảo vệ chính mình khỏi sự tấn công của các nhà giao dịch thông báo.

Mặt khác, các nhà nhà đầu tư không phải khai báo trước, ví dụ các nhà đầu tư giao dịch để dự phòng, có thể giao dịch trong dark pool nơi họ thoải mái và ẩn danh. Điều này nghĩa là họ không ở trên các sở giao dịch mở để giúp các nhà tạo lập thị trường tạo sự thanh khoản, và do làm giảm chênh lệch.

Điều đó với bạn có ý nghĩa ra sao?

Về mặt tích cực, nó có nghĩa rằng các nhà đầu tư đang xử lý các tài khoản hưu trí của bạn… có thể có các giao dịch cổ phiếu tốt hơn trong dark pool.

Về mặt tiêu cực, nếu nghiên cứu của giáo sư Zhu là đúng đắn, thì dark pool khiến chênh lệch trên thị trường mở rộng hơn, điều mà không ai muốn cả, vì nó làm cho cổ phiếu đắt đỏ hơn.

Tuy nhiên, mặt hạn chế lớn nhất của dark pool là chúng ta không biết họ làm thế nào, hay ai đang làm gì đó bên trong nó.

Hồi đầu tháng này, SEC đã phạt một nhà tạo lập dark pool, vì chia sẻ thông tin giao dịch bí mật của khách hàng với một công ty ngoài. Các thông tin này bao gồm cả các lệnh chưa được thực hiện của khách hàng.

Theo SEC: “Dark pool thực hiện trong bóng tối vì một lý do: người mua và người bán mong thông tin giao dịch của mình được bảo mật”. Rất nhiều khách hàng của eBX không được hưởng lợi ích đó, họ không biết rằng hệ thống định tuyến lệnh đã cho phép người khác có độc quyền truy cập thông tin giao dịch và sử dụng nó cho lợi ích riêng của họ.

EBX đã trả $800.000 để dàn xếp cáo buộc, tuy nhiên ai mà biết họ đã kiếm được bao nhiêu khi bán những thông tin kia.

------------------

Nguồn VFPress


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới