Hủy
Thế giới

Dự đoán xếp hạng kinh tế của các nước lớn trong 15 năm tới

Thứ Bảy | 28/12/2013 13:53

Theo CEBR, Trung Quốc có thể vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhưng sẽ không xảy ra trước năm 2018.
 

1. Trung Quốc

Theo bảng xếp hạng kinhtế của chậm hơn nhiều so với suy đoán của một số nhà phân tích. Nguyên nhân do tăngtrưởng kinh tế Mỹ đã được cải thiện trong khi nền kinh tế nội địa của Trung Quốcvẫn còn trì trệ.

“Kinh tế Trung Quốc đã phát triển ngoạn mụctrong những năm qua. Tuy nhiên vấn đề dân cư không thuận lợi sẽ khiến tốc độ tăngtrưởng chậm lại. Chúng tôi kỳ vọng Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ để trở thành nềnkinh tế lớn nhất toàn cầu vào năm 2028”, CEBR cho biết.

Theo CEBR, GDP củaTrung Quốc được kỳ vọng sẽ tăng lên 33.513 tỷ USD vào năm 2028, từ mức 8.939 tỷUSD trong năm 2013.

2. Ấn Độ và Nhật Bản

CEBR nhận định

Vị trí của kinh tế NhậtBản trong bảng xếp hạng đã bị ảnh hưởng bởi sự suy yếu của đồng yên. Trong năm2013, đồng yên đã giảm gần 20% so với đồng USD và gây ảnh hưởng tới tăng trưởngGDP của cả nước.

Theo các nhà phân tíchCEBR “Đồng yên yếu kết hợp với đặc điểm dân số già sẽ khiến Nhật Bản mất vị trínền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới vào tay Ấn Độ trong năm 2028”.

3. Khu vực châu Âu

CEBR kỳ vọng với nhữngđiều kiện thuận lợi,

Theo báo cáo của CEBR, “Yếutố dân cư thuận lợi và ít bị ảnh hưởng bởi các vấn đề của khu vực Eurozone, kếthợp với mức thuế thấp so với định mức của châu Âu đã thúc đẩy kinh tế Anh tăngtrưởng nhanh và mạnh hơn so với các nền kinh tế phương tây khác”.

Tuy nhiên CEBR nhận địnhtrong giai đoạn này, nền kinh tế Anh phải khắc phục một số vấn đề để có thểphát huy hết tiềm lực kinh tế vốn có.

“Những vấn đề còn tồn tạicủa nước Anh bao gồm: định hướng lại xuất khẩu sang các thị trường tăng trưởnghơn, giải quyết mối quan hệ với Liên minh châu Âu và cuộc trưng cầu dân ý về việcScotland tách khỏi Anh vào tháng 9/2014”, theo CEBR.

Mặc dù trong năm 2011,Brazil đã vượt qua Anh để trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 của thế giới, nhưngđã tụt xuống vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng năm 2013 do đồng real yếu và nhữngcăng thẳng chính trị chưa được giải quyết. Brazil được kỳ vọng sẽ tăng trưởngtrở lại trong thập kỷ tới, vượt Anh và Đức vào năm 2023.

Ngược lại, nền kinh tếchâu Âu sẽ giảm thứ hạng do tăng trưởng chậm lại, đồng EUR yếu và đặc điểm dâncư không thuận lợi. CEBR cảnh báo nếu khối đồng tiền chung châu Âu tan rã, Đứcsẽ có lợi nhưng các nền kinh tế khác trong khối sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, nếu khối đồngtiền chung châu Âu tiếp tục được duy trì, Đức sẽ từ nền kinh tế lớn thứ 4 trênthế giới rơi xuống vị trí thứ 6 trong năm 2023 và 2028. Cùng với Đức, kinh tế Phápcũng sẽ từ vị trí thứ 5 của thế giới rơi xuống vị trí thứ 8 trong năm 2018, thứ10 trong năm 2023 và 13 trong năm 2028.

CEBR đã cập nhật cácbáo cáo của năm nay để tính đến khả năng thặng dư năng lượng, giá dầu và khí đốtgiảm trong những năm 2020, giá hàng hóa giảm và sự mất giá của một số đồng tiềnở thị trường mới nổi trong năm nay. Kết quả cho thấy triển vọng kinh tế của Ngasẽ ít thuận lợi hơn kỳ vọng của các nhà phân tích trước đây. Mặc dù Nga sẽ đạtđược vị trí thứ 6 của bảng xếp hạng kinh tế thế giới trong năm 2018, nhưng nó cóthể giảm trở lại vị trí thứ 8 trong năm 2023.

Nguồn CNBC/Dân Việt


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới