Hủy
Thế giới

Đức là nền kinh tế châu Âu duy nhất rơi vào suy thoái năm 2023?

Lam Ngọc Thứ Năm | 21/09/2023 07:27

Lạm phát cao dai dẳng kéo dài lâu hơn so với dự kiến trước đó. Ảnh: CNBC.

Đầu tàu kinh tế châu Âu đang đối mặt với nhiều thách thức kinh tế, có nguy cơ là nền kinh tế châu Âu duy nhất rơi vào suy thoái.
 

Uỷ ban châu Âu (EC) dự báo nền kinh tế Đức sẽ giảm 0,4% trong năm 2023, giảm sâu hơn so với mức âm 0,2% được dự đoán trước đó vào tháng 5. Theo EC, nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang chịu tác động nặng nề do ngành công nghiệp và xuất khẩu sụt giảm. Đặc biệt, cuộc xung đột Nga - Ukraine khiến Đức chịu ảnh hưởng khi giá năng lượng tăng cao.

Bên cạnh đó, EC cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) từ mức 1,1% hồi tháng 5 xuống còn 0,8%. Tỉ lệ lạm phát ở Eurozone được điều chỉnh giảm xuống còn 5,6% trong năm 2023, tuy nhiên vẫn cao hơn so với mức lạm phát mục tiêu được đề ra.

 

Giới chuyên gia hàng đầu mô tả Đức như “người bệnh của châu Âu” Khái niệm này được đưa ra vào năm 1998, thời điểm Đức phải đối mặt với nhiều thách thức kinh tế. Hiện tại, cường quốc kinh tế châu Âu lại được gọi với danh xưng này khi Berlin liên tục ghi nhận sản lượng sụt giảm.

Các dự báo kinh tế mới nhất đã chỉ ra sự suy thoái chung trên toàn khu vực châu Âu. EC cho biết 27 nền kinh tế Liên minh châu Âu (EU) dự kiến tăng trưởng với tốc độ trung bình 0,8% trong năm 2023. Con số thấp hơn so với ước tính 1% được đưa ra hồi tháng 5. Không những vậy, bức tranh kinh tế ảm đạm của châu Âu được dự đoán sẽ kéo dài đến năm sau. EU dự kiến tăng trưởng 1,4% thay vì mức 1,7% hồi tháng 5.

“Sự suy yếu của nhu cầu trong nước, đặc biệt là nhu cầu tiêu dùng, cho thấy giá tiêu dùng vẫn đang ở mức cao và duy trì xu hướng tăng đối với hầu hết hàng hoá và dịch, gây thiệt hại nặng nề hơn dự kiến”, báo cáo mới đây của EC cho biết.

Lạm phát cao dai dẳng tiếp tục là một trong những thách thức chính của EU. Theo giới phân tích, giá tiêu dùng sẽ giảm trong những tháng tới, nhưng khả năng vẫn cách xa mục tiêu 2% vào năm 2024 mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đề ra. 

Lạm phát chung của Eurozone đang được dự báo ở mức 5,6% trong năm 2023 và 2,9% vào cuối năm 2024.

“Lạm phát trong lĩnh vực dịch vụ cho đến thời điểm hiện tại vẫn cao dai dẳng hơn so với dự kiến, nhưng sẽ duy trì ở mức vừa phải do nhu cầu sụt giảm dưới tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ và đà tăng giai đoạn hậu đại dịch COVID-19 giảm dần”, EC cho biết.

Ngoài ra, EC cũng cảnh báo rằng áp lực giá có thể kéo dài lâu hơn. ECB mới đây đã quyết định tăng lãi suất lần thứ 10, tăng thêm 0,25 điểm phần trăm. Lãi suất cơ bản đồng euro tăng lên mức 4%, mức cao chưa từng có trong vòng 22 năm. Quyết định của Ngân hàng Trung ương nằm trong nỗ lực chống lạm phát cao trong khu vực.

Có thể bạn quan tâm:

Các loài xâm lấn gây thiệt hại 423 tỉ USD mỗi năm cho nền kinh tế toàn cầu

Nguồn CNBC


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới