Fed có thể tiếp tục tăng lãi suất thêm 0,75%
Biên bản cuộc họp cũng chỉ ra lạm phát được thúc đẩy bởi các vấn đề của chuỗi cung ứng, không chỉ giới hạn ở hàng hóa mà còn do thiếu hụt lao động.
Theo biên bản cuộc họp ngày 20-21/9, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đang tỏ ra quan ngại về tốc độ lạm phát và cho biết sẽ duy trì lãi suất cao hơn cho đến khi giá cả đi xuống.
Trong các cuộc thảo luận dẫn đến việc tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm, các nhà hoạch định chính sách lưu ý rằng lạm phát đặc biệt gây ảnh hưởng đến những người Mỹ có thu nhập thấp hơn. Và nói thêm: “Lạm phát cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu giảm… Để đạt được các mục tiêu của Ủy ban thì cần có những động thái mạnh tay hơn.”
Chỉ số S&P 500 đã tăng nhẹ vào ngày 12/10 sau khi biên bản được công bố. Ngay trước cuộc họp, đã có những thông tin cho thấy áp lực lạm phát vẫn đang tăng, mặc dù không bằng tốc độ như hồi đầu năm nay. Thước đo lạm phát tiêu dùng của Fed vào tháng 8 đã tăng 6,2% so với mức 4,9% của một năm trước, không bao gồm các mặt hàng thực phẩm và năng lượng, cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương. Một báo cáo ngày 12/10 cho thấy giá sản xuất cũng đã tăng 0,4% trong tháng 9.
Fed đã thông qua việc tăng lãi suất lần thứ 3 liên tiếp lên 0,75 điểm phần trăm vào tháng trước và báo hiệu nhiều khả năng sẽ có thêm những đợt tăng lớn, mặc cho nguy cơ suy thoái đang cận kề. Ảnh: Reuters. |
Các thành viên của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) lưu ý rằng nền kinh tế cần phải chậm lại để lạm phát hạ nhiệt. Họ hạ dự báo cho nền kinh tế, kỳ vọng GDP chỉ tăng với tốc độ 0,2% hàng năm vào năm 2022 và chỉ 1,2% vào năm 2023.
Biên bản cuộc họp cũng chỉ ra lạm phát được thúc đẩy bởi các vấn đề của chuỗi cung ứng, không chỉ giới hạn ở hàng hóa mà còn do thiếu hụt lao động.
Cuộc họp kết thúc với việc FOMC thông qua mức tăng 0,75 điểm phần trăm lần thứ ba liên tiếp. Trong năm nay, Fed đã 5 lần nâng lãi suất chuẩn và đưa lãi suất dao động động ở mức 3-3,23% từ mức gần bằng 0. Đây là tốc độ tăng lãi suất nhanh nhất kể từ đầu những năm 1980 nhằm kiềm chế lạm phát gần cao nhất trong 40 năm. Fed kỳ vọng rằng, chi phí vay cao hơn sẽ giúp hạ nhiệt nền kinh tế với việc giảm bớt hoạt động chi tiêu, tuyển dụng và đầu tư, từ đó giảm áp lực lạm phát.
Có thể bạn quan tâm:
Làn sóng Insurtech thâm nhập mạnh vào Đông Nam Á
Nguồn CNBC
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư