Hàng hóa tiêu dùng nước ngoài mất dần thị phần tại Trung Quốc
Lấy ví dụ, một loại kem đánh răng làm trắng làm từ thảo mộc của Trung Quốc có giá khoảng 8,6 USD, gần gấp đôi giá kem đánh răng cao cấp của Proter & Gamble (P&G) Crest 3D White Vivid. Tuy nhiên, thị phần loại kem đánh răng nội địa này tăng lên 8,8% vào năm 2011 từ 1,1% 5 năm trước đó, theo công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor International.
Trong khi, cùng giai đoạn đó, thị phần sản phẩm kem đánh răng của P&G ở Trung Quốc giảm xuống 19,7% từ 20,8%; và của Unilever giảm xuống 9,9% từ 12%.
Một số nhà sản xuất Trung Quốc thậm chí còn vươn lên dẫn đầu trong một số nhóm ngành. Hengan International Group vượt qua P&G trong lĩnh vực sản xuất khăn giấy và sản phẩm vệ sinh năm 2010 và duy trì vị trí dẫn đầu với thị phần 10,6% so với 10,5% của P&G. Guangzhou Liby Enterprise Group Co. và Nice Group cũng đang thống trị thị trường sản phẩm chăm sóc gia đình như chất tẩy rửa và xà phòng tới tổng thị phần 27,6% so với 7,6% của P&G và 6,6% của Unilever, theo Euromonitor.
Các thương hiệu nội địa cũng thu hẹp khoảng cách về cảm nhận chất lượng của khách hàng giữa sản phẩm nội và sản phẩm ngoại. Với một số sản phẩm, người tiêu dùng không còn phân biệt sản phẩm nội và ngoại nữa. Theo một khảo sát 300 khách hàng Trung Quốc ở các thành phố nhỏ của hãng Nielsen, khoảng 70% khách hàng nghĩ nước giặt Ariel của P&G là thương hiệu nội địa.
Các công ty Trung Quốc như nhà sản xuất mỹ phẩm Shanghai Inoherb Cosmestics, nhà sản xuất chất tẩy rửa Guangzhou Blue Moon, đã học hỏi doanh nghiệp nước ngoài, quảng cáo cùng đóng gói bao bì thông minh hơn, Dale Preston - phó giám đốc của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen nhận định. Theo hãng quảng cáo Charm Communications, Blue Moon, công ty nâng được thị phần bột giặt những năm qua, đã tăng gấp đôi chi phí quảng cáo lên hơn 500 triệu USD trong năm 2011.
Phản ứng lại quan điểm này, P&G cho rằng nói các công ty đa quốc gia đang mất thị phần cho công ty Trung Quốc là phiến diện khi điều này chỉ xảy ra ở một số nhóm hàng, trong khi các nhóm hàng khác, các công ty đa quốc gia vẫn giành thêm được thị phần.
Người phát ngôn của hãng Paul Fox cho biết P&G không cạnh tranh ở một số nhóm ngành lớn của Euromonitor như nước rửa chén, khiến việc xếp hạng không chính xác. Ông cho biết thêm P&G vẫn xếp hạng đầu ở nhóm chăm sóc cá nhân và làm đẹp, đứng thứ hai trong nhóm khăn giấy và sản phẩm vệ sinh, và thứ 3 trong các sản phẩm chăm sóc gia đình.
Unilever vẫn giành nhiều thị phần sản phẩm chất làm sạch vải |
Ông cũng cho rằng mặc dù Yunnan Baiyao đã len lỏi được vào thị trường kem đánh răng nhưng theo số liệu của Unilever, công ty này chỉ chiếm 5% thị phần. Trong cuộc họp ngày 26/7, Unilever cho biết thị phần ở Trung Quốc của công ty chỉ không tăng ở 1 nhóm.
Dù sao, hiện tượng các nhãn hiệu nội địa Trung Quốc giành được thị phần từ những người khổng lồ nước ngoài, là dấu hiệu cho thấy môi trường tiêu dùng Trung Quốc đang thay đổi, một số người trong ngành cho biết.
Ben Cavender, nhà nghiên cứu cao cấp của nhóm nghiên cứu thị trường Trung Quốc cho rằng P&G và Unilever sẽ phải cạnh tranh khốc liệt hơn để giành thị phần và khác biệt hóa so với các sản phẩm nội địa đa dạng, mẫu mã đẹp của Trung Quốc.
Nguồn WSJ/ Khampha
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư