Hủy
Thế giới

Ngành chăm sóc sức khỏe đang trở thành một mặt hàng tiêu dùng

Hân Nguyễn Chủ Nhật | 16/01/2022 07:30

 
 
Các khoản đầu tư vào các công ty khởi nghiệp mảng sức khỏe kỹ thuật số đã tăng gần gấp đôi vào năm 2021, lên 57 tỉ USD.

Công nghệ và chăm sóc sức khỏe luôn có một mối quan hệ "đầy trắc trở", như cách mà biểu tượng một thời của hai ngành này vừa sụp đổ vào đầu năm nay, bà Elizabeth Holmes, người sáng lập công ty khởi nghiệp Theranos. Trong một thời gian dài, bà đã mang đến nhiều hứa hẹn cho công chúng khi làm minh chứng cho sự giao thoa hài hòa giữa tính năng động của Thung lũng Silicon và lĩnh vực y tế vốn có phần tẻ nhạt. Tuy nhiên nếu bỏ qua Theranos, ta vẫn có thể thấy một bức tranh tổng thể tươi sáng hơn về tương lai của hai ngành đang dần thành hình. Đặc biệt sau khi các doanh nhân và nhà đầu tư hội họp tại hội chợ chăm sóc sức khỏe JPMorgan Chase hàng năm, cùng trao đổi về các chủ đề xoay quanh AI, chẩn đoán kỹ thuật số, dịch vụ khám từ xa và về một làn sóng mới đang tràn vào ngành công nghiệp rộng lớn này.

Hệ thống y tế lỗi thời, tốn kém, rối ren đang dần bị chao đảo bởi một loạt các công ty xem bệnh nhân là khách hàng. Những công ty này hướng đến việc thăm khám “trực tiếp” cho bệnh nhân bằng hình thức Online và cho họ nhiều lựa chọn về dịch vụ chăm sóc hơn. Một phần nhờ vào tiến bộ khoa học trong các lĩnh vực như giải trình tự gen và trí tuệ nhân tạo (AI), bệnh nhân giờ đã có thể tiếp cận các hiệu thuốc điện tử tiện ích, nền tảng khám bệnh trực tiếp, thiết bị đeo giám sát sức khỏe cũng như các xét nghiệm tại nhà giúp tự chẩn đoán,...

Ngành chăm sóc sức khỏe

Biểu đồ 1
Biểu đồ 1

Chăm sóc sức khỏe tiêu tốn 18% GDP ở Mỹ, tương đương 3,6 triệu USD một năm. Ở các nước giàu khác, tỷ lệ này thấp hơn, khoảng 10%, nhưng tăng lên khi dân số già đi. Đại dịch đã khiến các dịch vụ trực tuyến, bao gồm cả dịch vụ chăm sóc kỹ thuật số trở nên thân thuộc hơn. Điều này giúp các nhà đầu tư mạo hiểm phát hiện ra một lĩnh vực đã đủ chín muồi để “chen chân” vào. 

Biểu đồ 2
Biểu đồ 2

CB Insights, một nhà cung cấp dữ liệu, ước tính rằng các khoản đầu tư vào các công ty khởi nghiệp mảng sức khỏe kỹ thuật số đã tăng gần gấp đôi vào năm 2021, lên 57 tỉ USD (biểu đồ 1). Hiện có 90 công ty khởi nghiệp chăm sóc sức khỏe chưa niêm yết trị giá 1 tỉ USD, gấp 4 lần so với con số 5 năm trước (biểu đồ 2). Những “kỳ lân” như vậy đang cạnh tranh với các công ty chăm sóc sức khỏe đương nhiệm và những gã khổng lồ công nghệ. Với quá trình này, họ đang biến bệnh nhân thành người tiêu dùng.

Cuộc chạy đua

Theo CB Insights, Alphabet, Amazon, Apple, Meta (công ty mẹ mới của Facebook) và Microsoft đã đổ chung 3,6 tỉ USD vào các giao dịch liên quan đến sức khỏe vào năm ngoái. Họ đặc biệt hoạt động trong hai lĩnh vực: thiết bị và dữ liệu.

Biểu đồ 3
Biểu đồ 3

Deloitte, một công ty tư vấn, tính toán rằng 320 triệu thiết bị đeo y tế dành cho người tiêu dùng sẽ xuất xưởng trên toàn cầu vào năm 2022 (biểu đồ 3). Vào năm 2020, Amazon đã công bố vòng đeo tay theo dõi sức khỏe - Halo Band - trị giá 100 USD/cái. Năm ngoái, Google đã mua lại Fitbit, công ty sản xuất thiết bị theo dõi thể chất, với giá 2.1 tỉ USD. Đồng hồ Apple mới nhất cũng đã cung cấp chức năng điện tâm đồ (ECG) và Apple thậm chí còn có kế hoạch trang bị cảm biến oxy trong máu và nhiệt kế để giúp phụ nữ theo dõi chu kỳ kinh nguyệt. Samsung, đối thủ tại Hàn Quốc của Apple, lắp đặt máy đo điện tâm đồ và máy đo huyết áp cho đồng hồ thông minh của họ.

Các gã khổng lồ công nghệ cũng đang đưa các dịch vụ liên quan đến sức khỏe vào các dịch vụ thu thập dữ liệu trên đám mây của họ. Microsoft đã trả 20 tỉ USD cho Nuance, một công ty AI. Oracle, một công ty kinh doanh phần mềm dựa trên đám mây, đang hoàn tất thương vụ mua lại Cerner, một tập đoàn công nghệ thông tin y tế với giá 28 tỉ USD.

Sau đó là những công ty mới nổi, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ở các mức độ phức tạp khác nhau. Một số là hiệu thuốc trực tuyến như Truepill, một công ty Mỹ sáu năm tuổi trị giá 1,6 tỉ USD, hiện đáp ứng 20.000 đơn thuốc mỗi ngày và điều hành dịch vụ hậu cần cho một loạt các thương hiệu chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng. Hay PharmEasy, một hiệu thuốc trực tuyến của Ấn Độ, đã huy động được 500 triệu USD vốn vào năm ngoái.

Các công ty y tế từ xa, cung cấp nhiều loại dịch vụ y tế, đã phát triển mạnh khi các phòng khám thông thường không thể mở cửa vì Covid. WeDoctor của Trung Quốc, một công ty tư nhân điều hành “bệnh viện internet”, được định giá gần 7 tỉ USD. Teladoc, một công ty niêm yết của Mỹ với giá trị thị trường 13 tỉ USD, đã báo cáo doanh thu 520 triệu USD trong quý III năm 2021, tăng 80% so với cùng kỳ năm ngoái.

Một lĩnh vực khác, phức tạp hơn nhưng cũng đang phát triển nhanh chóng là chẩn đoán tại nhà. 

Tuy nhiên thì...

Giám đốc FDA mới được bổ nhiệm là cựu cố vấn của Google Health. Ngành công nghiệp hy vọng rằng ông sẽ nhanh chóng áp dụng các tiêu chuẩn vốn đã bị trì hoãn từ lâu cho phần mềm sức khỏe kỹ thuật số. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia cũng đang áp dụng các quy tắc bảo vệ dữ liệu rõ ràng hơn cho các doanh nhân, nhà đầu tư và người tiêu dùng.

 

Việc các công ty mạo hiểm muốn giúp mọi người phục hồi nhanh hơn thay vì phòng tránh bị ốm ngay từ đầu là một tiên lượng không mấy gì tích cực cho cho liên hợp bệnh viện và khu công nghiệp, nơi thu lợi từ những bệnh nhân có bệnh nặng.

Nguồn The Economist


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới