Người Trung Quốc không muốn đầu tư, xem cổ phiếu là tài sản kém hấp dẫn
Theo khảo sát của Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa vào quý II năm 2022, giáo dục vẫn là hạng mục phổ biến nhất đối với chi tiêu có kế hoạch của người tiêu dùng Trung Quốc. Ảnh: Getty Images.
Thay vì chi tiêu hoặc đầu tư, 58,3% người trả lời khảo sát cho biết họ thích tiết kiệm tiền hơn. Con số này nhảy vọt từ mức 54,7% trong quý đầu tiên, đánh dấu mức cao nhất được ghi nhận đối với dữ liệu thu thập được từ năm 2002, theo Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (PBOC).
Kỷ lục mới được thiết lập trong bối cảnh Trung Quốc thực thi các biện pháp kiểm soát COVID nghiêm ngặt trong quý II, Thượng Hải bị phong tỏa vào tháng 4 và tháng 5, trong khi Bắc Kinh cấm ăn uống tại các nhà hàng vào tháng 5, cùng những hạn chế khác. Hiện nay các biện pháp đã được nới lỏng, và trong tuần này, chính quyền trung ương đã cắt giảm thời gian cách ly đối với khách du lịch quốc tế và những người địa phương tiếp xúc với ca nhiễm.
Một động lực lớn dẫn đến sự thận trọng của người tiêu dùng là lo lắng về thu nhập trong tương lai.
Theo cơ sở dữ liệu CEIC, chỉ số nghiên cứu về triển vọng việc làm giảm xuống còn 44,5%, mức thấp nhất kể từ quý I năm 2009 - 42,2%. Còn xu hướng chi tiêu tăng nhẹ so với quý I, lên 23,8%.
Nếu người tiêu dùng Trung Quốc có kế hoạch tăng chi tiêu trong ba tháng tới, phần lớn chi phí sẽ dành cho giáo dục, chăm sóc sức khỏe và các mặt hàng giá cao.
Tuy nhiên, xu hướng đầu tư của người tiêu dùng đã giảm 17,9% trong quý II, đầu tư chứng khoán trở nên kém hấp dẫn đối với họ.
Tỷ lệ thất nghiệp tại 31 thành phố lớn nhất của Trung Quốc đã vượt qua mức đại dịch trong năm nay, đạt 6,9% vào tháng 5, với tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên từ 16 đến 24 tuổi ở mức 18,4%.
Để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thanh niên, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) dự kiến triển khai “chính sách cứu trợ” nhằm giúp các doanh nghiệp ổn định và tăn cường tuyển dụng.
Đầu tháng này, Chính phủ Trung Quốc cũng kêu gọi các doanh nghiệp nhà nước tăng cường tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp đại học trong năm nay.
PBOC cho biết sẽ áp dụng các biện pháp thúc đẩy việc làm, bao gồm giúp người lao động di cư và sinh viên đại học có đủ điều kiện nhận các khoản vay khởi nghiệp ở xa nhà.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng cho biết sẽ khuyến khích các ngân hàng thương mại gia hạn nợ đối với các doanh nghiệp nhỏ và tài xế xe tải, cũng như những người đang vay tiêu dùng và vay thế chấp mua nhà.
Có thể bạn quan tâm:
Khủng hoảng năng lượng gây hỗn loạn ở châu Á như thế nào?
Nguồn CNBC
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Hằng Nguyễn