Những câu hỏi lớn từ các ngân hàng và nhà đầu tư đặt ra cho năm 2022
Ảnh: Financial Times
Kể từ khi đại dịch bắt đầu, các ngân hàng trung ương đã bơm 32 tỉ USD vào các thị trường trên thế giới, tương đương với việc mua 800 triệu USD tài sản tài chính mỗi giờ trong 20 tháng qua, theo Bank of America. Giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán toàn cầu đã tăng lên 60 tỉ USD.
Tuy nhiên, lạm phát đã tăng và xuất phát từ nhu cầu kiềm chế giá cả, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tuần trước đã thông báo việc mua tài sản của họ sẽ kết thúc vào tháng 3, với ba đợt tăng lãi suất có thể xảy ra trong năm tới.
Nguồn ảnh: © FT montage/Bloomberg/AFP/Getty |
Trong bối cảnh đó, dưới đây là những câu hỏi lớn mà các ngân hàng và nhà đầu tư đặt ra cho năm 2022.
Nếu lạm phát không nhất thời, thì sao?
Các Ngân hàng Trung ương đã thay đổi quan điểm về lạm phát vào năm 2021, từ việc trấn an rằng đây chỉ là tình trạng "nhất thời" sau kết thúc hạn chế cộng đồng, sang thừa nhận rằng đây là một vấn đề dai dẳng. Trong tháng 11, giá tiêu dùng của Mỹ tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 1982, giá khu vực sử dụng đồng euro tăng kỷ lục 4,9% và Anh cũng tăng lên mức cao nhất trong 10 năm. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng và nhà đầu tư mong đợi lạm phát hạ nhiệt.
Ngân hàng Morgan Stanley dự đoán rằng, mặc dù giá cả có thể sẽ cao trong năm tới, nhưng tốc độ tăng của chúng sẽ đạt đỉnh vào đầu năm 2022 khi giá dầu cũng như các vấn đề về chuỗi cung ứng giảm bớt.
Công ty quản lý tài sản, Columbia Threadneedle, cũng cho rằng những cải thiện trong chuỗi cung ứng là một lý do quan trọng khiến họ cho rằng lạm phát cuối cùng sẽ giảm vào năm 2022. Điều này làm dấy lên viễn cảnh đáng quan ngại rằng Ngân hàng Trung ương sẽ bắt đầu tăng lãi suất ngay khi lạm phát giảm.
Tuy nhiên BlackRock, Tập đoàn quản lý đầu tư toàn cầu, dự đoán lạm phát cao hơn sẽ tiếp tục trong nhiều năm tới.
Goldman Sachs cho rằng Ngân hàng Trung ương sẵn sàng chịu lạm phát cao hơn, giữ lợi suất trái phiếu ở mức tương đối thấp (tương ứng với mức lạm phát) để hỗ trợ cho thị trường chứng khoán. Ngân hàng cũng kỳ vọng thị trường chứng khoán toàn cầu mang lại lợi nhuận dương và trái phiếu chính phủ có lợi nhuận âm trong năm thứ hai liên tiếp.
Các Ngân hàng Trung ương đã ngưng rót thêm vốn, hoặc ít nhất là báo hiệu rằng họ sẽ làm như vậy trong năm tới. Các nhà đầu tư lo lắng rằng chính họ sẽ bị kìm kẹp quá chặt.
Ông David Folkerts-Landau, Nhà kinh tế trưởng tại Deutsche Bank, cho biết nếu lạm phát không thể kiềm chế, các Ngân hàng Trung ương sẽ chuyển sang lập trường thắt chặt tiền tệ căng hơn, gây ra phản ứng tiêu cực trên thị trường tài chính và rất có thể dẫn đến một cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng.
Cổ phiếu Mỹ sẽ tiếp tục tăng?
Ông Mislav Matejka, Trưởng bộ phận chiến lược cổ phiếu toàn cầu và châu Âu tại JPMorgan, cho biết: “Các khách hàng nói với chúng tôi rằng động lực thị trường, thu và thanh khoản đều đã đạt đỉnh, các ngân hàng trung ương sẽ thắt chặt hơn thế nên bạn nên chốt lời”. Ông chia sẻ thêm: "Chúng tôi không đồng ý với điều đó." Goldman Sachs kỳ vọng chỉ số S&P 500 sẽ tăng thêm 9% vào cuối năm 2022.
Tuy nhiên, một số người lo lắng rằng lợi nhuận từ cổ phiếu sẽ không bền vững, đặc biệt là ở những góc khuất hơn của thị trường.
Ngân hàng Morgan Stanley cho biết tình huống cơ bản của họ là S&P giảm 5%. Trong khi đó, Bank of America dự đoán rằng kinh tế giảm tốc và lãi suất cao hơn sẽ kéo chỉ số này giảm 3%.
Triển vọng nào cho châu Âu?
Ông Frederik Ducrozet, Chiến lược gia cấp cao tại Pictet Wealth Management, cho biết Ngân hàng Trung ương châu Âu phải đối mặt với một môi trường khó khăn và biến động về giá cả trong năm tới. Ông dự đoán lạm phát không chỉ cao vĩnh viễn mà còn biến động lâu dài.
Ngân hàng Trung ương Châu Âu tuần trước đã cam kết thu hẹp quy mô chương trình mua trái phiếu trong thời điểm dịch của mình để ứng phó với lạm phát, đồng thời nhắc lại việc tăng lãi suất sẽ phải đợi đến năm 2023.
Theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp, có dự đoán cho rằng chỉ số Stoxx 600 sẽ tăng 6% khi kinh tế tiếp tục tăng trưởng và lợi suất trái phiếu vẫn ở mức thấp. Tuy nhiên, Bank of America dự đoán những xu hướng đó sẽ đảo ngược vào năm 2022, với chỉ số Stoxx giảm 10%.
Ông Ben Ritchie, người đứng đầu bộ phận cổ phiếu châu Âu tại Abrdn, công ty quản lý tài sản có trụ sở tại Edinburgh, nói rằng các nhà đầu tư nên tập trung vào các doanh nghiệp có vị thế cạnh tranh mạnh mẽ, định giá tốt và có khả năng tiếp cận động lực tăng trưởng.
Mặc dù định giá đối với cổ phiếu châu Âu là một thách thức, nhưng ông Ritchie cho biết lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, hàng tiêu dùng và tài chính mang lại rất nhiều cơ hội.
Điều gì tiếp theo cho Trung Quốc và các thị trường mới nổi?
Ông Chris Jeffery, Giám đốc bộ phận đa tài sản và bộ phận lãi suất, lạm phát tại LGIM, cho biết: “Các thị trường mới nổi đã có một năm thực sự kinh khủng và sẽ còn u ám hơn. Một phần là do chính sách zero-Covid của Trung Quốc sẽ khó duy trì, đặc biệt là với biến chủng Omicron. Chỉ số chứng khoán CSI 300 của Trung Quốc đã giảm 3% trong năm nay sau khi các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh áp đặt hạn chế mới đối với các công ty công nghệ, giáo dục và bất động sản.”
Trong khi đó, ông Claudia Calich, trưởng bộ phận trái phiếu tại các thị trường mới nổi của M&G Investments, cho biết các vấn đề trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc là lời nhắc nhở về những mối nguy hiểm và sự mong manh tiềm ẩn trong thị trường trái phiếu doanh nghiệp châu Á, cho đến gần đây lĩnh vực này ngày càng được các nhà đầu tư quốc tế quan tâm.
Ông Calich cảnh báo các nhà đầu tư nên phòng trước rủi ro giảm ở các thị trường mới nổi, nếu mức độ nghiêm trọng của virus trở nên tệ hơn dự đoán, đặc biệt là tại nhiều quốc gia nơi phần lớn dân số chưa được tiêm phòng.
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư