Hủy
Thế giới

Quốc gia nào có lạm phát cao nhất thế giới?

Gia Khánh Thứ Ba | 13/12/2022 11:09

Cục Dự trữ Liên bang dự báo lạm phát của Mỹ sẽ giảm xuống gần mục tiêu 2% vào năm 2024, con đường phía trước vẫn còn rất gập ghềnh. Ảnh: Visual Capitalist.

Bước sang năm 2023, các Ngân hàng Trung ương có thể tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ khi lạm phát vẫn ở mức cao.
 

Lạm phát đã "chạm gáy" hầu hết tất cả quốc gia trên thế giới vào năm 2022.

Căng thẳng địa chính trị thúc đẩy giá nhiên liệu tăng, trong khi sự gián đoạn từ phía nguồn cung cũng bóp méo giá tiêu dùng. Kết quả là gần một nửa quốc gia trên toàn thế giới đang chứng kiến ​​tỷ lệ lạm phát chạm ngưỡng hai con số hoặc cao hơn.

Với nhiều tác nhân vĩ mô mới đang định hình nền kinh tế toàn cầu, biểu đồ bên dưới trên cho thấy các quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao nhất, sử dụng dữ liệu từ Trading Economics.

 

Lạm phát hai con số vào năm 2022

Như biểu đồ trên mô tả, vô số quốc gia đang phải đối mặt với mức lạm phát cao kỷ lục. Một số nước thậm chí đang phải đối mặt với tỷ lệ lạm phát ba con số. Trên toàn cầu, Zimbabwe, Lebanon và Venezuela có tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới.

Khi áp lực giá tăng lên, 33 Ngân hàng Trung ương (trong tổng số 38 ngân hàng), được theo dõi bởi Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, đã tăng lãi suất trong năm nay. Những đợt tăng lãi suất phối hợp này đưuọc ghi nhận là lớn nhất trong hai thập kỷ, đánh dấu sự kết thúc của kỷ nguyên lãi suất chạm đáy.

Bước sang năm 2023, các Ngân hàng Trung ương có thể tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ khi lạm phát vẫn ở mức cao.

Vai trò của giá nhiên liệu

 

Bị thúc đẩy bởi cuộc chiến ở Ukraine, lạm phát nhiên liệu đang đẩy chi phí sinh hoạt trên khắp thế giới lên cao.

Kể từ tháng 10/2020, chỉ số giá nhiên liệu toàn cầu - bao gồm dầu thô, khí đốt tự nhiên, than đá và khí propan đã tăng mạnh.

So với mức trung bình năm 2021, giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu đã tăng gấp sáu lần. Giá điện gia dụng thực tế ở châu Âu đã tăng 78% và giá gas thậm chí còn tăng cao hơn, ở mức 144% so với mức trung bình trong 20 năm.

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu về nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng, áp lực về giá có thể sẽ vẫn ở mức cao, mặc dù đã giảm trong thời gian gần đây. Điều này dẫn đến cú sốc về biến động giá cả, căng thẳng kinh tế và thiếu hụt nhiên liệu.

Lạm phát hai con số sẽ kéo dài?

Nếu nhìn lại lịch sử trước đây, việc kiềm chế giá tăng có thể mất ít nhất vài năm.

Ví dụ như tỉ lệ lạm phát cao ngất trời của những năm 1980. Ý, quốc gia đã cố gắng chống lại lạm phát nhanh hơn hầu hết các quốc gia khác, đã giảm lạm phát từ 22% năm 1980 xuống còn 4% vào năm 1986.

Nếu tỷ lệ lạm phát toàn cầu, dao động quanh mức 9,8% vào năm 2022, tuân theo lộ trình này, thì ít nhất phải đến năm 2025 các mức mới đạt được mục tiêu 2%.

Điều đáng chú ý là lạm phát cũng biến động mạnh trong thập kỷ này. Như mức độ lạm phát đã giảm ở phần lớn các nước giàu trên thế giới vào năm 1981 nhưng lại tăng vọt vào năm 1987 do giá năng lượng cao. Cục Dự trữ Liên bang dự báo lạm phát của Mỹ sẽ giảm xuống gần mục tiêu 2% vào năm 2024, con đường phía trước vẫn còn rất gập ghềnh.

Có thể bạn quan tâm: 

Giá trần đối với dầu của Nga ảnh hưởng như thế nào tới người tiêu dùng?

Nguồn Visual Capitalist


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới