Hủy
Thế giới

Rủi ro của các ngân hàng Trung Quốc

Chủ Nhật | 29/09/2013 11:02

Người ta lo ngại rằng các ngân hàng Trung Quốc thiếu các kỹ năng quản trị rủi ro cần thiết trong 1 môi trường kinh doanh mới.
 

Con đường tiến tới cải cách tài chính ở Trung Quốc đang trở nên gập ghềnh hơn bao giờ hết.
Tuần trước, tại hội nghị thượng đỉnh ở Singapore, lãnh đạo các ngân hàng cho biết bước tiếp theo trên lộ trình cải cách tài chính ở Trung Quốc là tự do hóa lãi suất – điều có thể xảy ra trong 18 tháng tới và chắc chắn điều này sẽ khiến cho giới ngân hàng cũng như các khách hàng phải đau đầu.

Tuy nhiên đây là một bước đi hợp logic. Với việc tự do hóa lãi suất, nhà chức trách Trung Quốc hy vọng sẽ ngăn chặn được sự phát triển của hệ thống ngân hàng ngầm – chủ yếu nhờ vào việc nhiều người có tiền dư thừa muốn có lãi suất cao hơn trong khi người đi vay không thể tiếp cận các khoản vay có lãi suất thấp giả tạo sẵn sàng trả thêm các khoản phí không chính thức để có thể có tiền.

Tự do hóa lãi suất cũng là một tiền đề cần thiết để xóa bỏ các kiểm soát về dòng vốn. Chừng nào lãi suất còn bị giữ ở mức thấp giả tạo cũng như các công cụ đầu tư còn thiếu hụt ở Trung Quốc, các quỹ đầu tư còn có động lực để rời bỏ thị trừng này và tìm kiếm lợi nhuận cao hơn ở các thị trường nước ngoài.

Trước đó, Trung Quốc đã bỏ sàn lãi suất cho vay, khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước được vay với lãi suất thấp hơn. Với bước đi tiếp theo này, lãi suất trần sẽ được dỡ bỏ và người gửi tiền sẽ được quyền yêu cầu các ngân hàng trả lãi cao hơn và khiến cho các ngân hàng khát tiền hơn. Mặc dù các ngân hàng đã được cảnh báo trước về điều này, người ta vẫn quan ngại rằng liệu các ngân hàng đã trang bị đủ các kỹ năng quản trị rủi ro cần thiết cho một “thế giới mới” này hay chưa. Ngân hàng tại các thị trường phát triển hơn đã không cưỡng lại nổi xu thế đi vay ngắn hạn để cho vay dài hạn nhằm làm tăng tỷ lệ lợi nhuận và đã gánh chịu các hậu quả nghiêm trọng.

Cái giá của tự do hóa lãi suất

Trung Quốc.

Các ngân hàng nhóm 2 (các ngân hàn đứng sau nhóm 4 ngân hàng nhà nước và Bank of Communications cũng như Citic Bank) sẽ phải đối mặt với thách thức thực sự. Các ngân hàng quốc tế và khu vực cũng đã cắt giảm tín dụng đối với các ngân hàng này do sợ rằng mình không được bảo đảm an toàn bởi mạng an toàn nhà nước. Trong khi đó, cổ đông lớn của các ngân hàng nhà nước lớn cũng quan ngại rằng sẽ bị yêu cầu tiếp nhận các ngân hàng yếu kém hơn như trường hợp của Nhật Bản.

Một hậu quả khác của việc tự do hóa lãi suất sẽ là chi phí cho vay tăng cao đối với hầu hết người đi vay. Về dài hạn, điều này là có lợi vì khi chi phí vay vố nđắt hơn, vốn sẽ được phân bổ cẩn thận hơn.
Tuy nhiên không may cho Trung Quốc là việc tăng lãi suất lần này đến đúng lúc mà tình trạng tài chính của các công ty Trung Quốc đang xấu đi. Theo phân tích của hang Forensic Asia thì rất nhiều công ty – trong đó có cả các công ty niêm yết đang phải oằn mình gánh các khoản nợ do dòng tiền hoạt động suy giảm trong khi các khoản phải thu cũng ngày một tăng lên. Vấn đề nợ chồng chéo giữa các công ty đang có nguy cơ xuất hiện trở lại.

Bản thân các ngân hàng cũng đã chuẩn bị đối phó với vấn đề nợ xấu. Tính tới thời điểm hiện tại, tỷ lệ nợ xấu (đã dự phòng rủi ro) là 1%. Tuy nhiên, tỷ lệ 1% này khó mà phản ánh hết tình hình thực tế. Nhưng có các nhóm lợi ích quyền lực khác, ở vị trí cao hơn các ngân hàng và phải chịu trách nhiệm cho vấn đề này. Nguồn thu chủ yếu của Bộ Tài chính là từ các khoản thuế của ngân hàng và bất kỳ sự xóa nợ nào sẽ làm giảm nguồn thu thuế. Central Huijin thuộc Tổng Công ty đầu tư Trung Quốc – tổ chức nắm giữ cổ phần của Chính phủ trong các ngân hàng – cần có cổ tức mà các ngân hàng chi trả.

Ngân hàng ngầm

Trung Quốc.

Vài năm trở lại đây, việc cho vay ở Trung Quốc ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chính trị hơn. Chính quyền Trung Quốc từ lâu vẫn cố gắng giảm ảnh hưởng của chính quyền địa phương đối với chi nhánh địa phương của các ngân hàng. Nỗ lực này từng thành công trong một thời gian. Nhưng gần đây, chính quyền địa phương lại tiếp tục đi vay – nhưng là thông qua hệ thống ngân hàng ngầm.

Quy mô các khoản vay này vốn nằm trong sự dò xét từ lâu. Theo một số nguồn tin thân cận thì trong vài tuần tới, Trung Quốc sẽ đưa ra con số chính xác về vấn đề này – vốn được đồn đoán có thể gấp đôi con số hiện thời.

Người ta cho rằng nhiều trong số các khoản vay này được đầu tư vào các dự án bất động sản và cơ sở hạ tầng mà tính khả thi của chúng vẫn còn là một dấu hỏi. Tuy rằng các khoản vay này có thể không xuất hiện trên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng nhưng chúng vẫn có thể trở thành nợ xấu của các ngân hàng.

Bấy lâu nay, người ngoài cuộc vẫn cho rằng các ngân hàng Trung Quốc cần phải học tập mô hình của các ngân hàng phương Tây. May mắn thay, lập luận của họ không phải lúc nào cũng thuyết phục và điều này giải thích vì sao bảng cân đối kế toán của các ngân hàng Trung Quốc không đầy rẫy các công cụ phức tạp sử dụng đòn bẩy cao – thứ mà không phải ai cũng hiểu rõ. Tuy nhiên bước đi tự do hóa lãi suất tiếp theo này sẽ đem lại nhiều biến động và sẽ có nhiều ngân hàng, công ty trở thành nạn nhân của nó – giống như điều từng xảy ra khi mà các tổ chức tín dụng nước ngoài bị sốc nặng khi chứng kiến sự thật rằng chính phủ Trung Quốc không phải lúc nào cũng đứng về phía các công ty đầu tư.

Lần này, hậu quả có thể còn nghiêm trọng hơn!

Nguồn FT/Dân Việt


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới