Số liệu kinh tế Trung Quốc: Tin vào đâu?
Tuần trước, khi Trung Quốc công bố số liệu xuất khẩu tốt hơn dự đoán, hàng loạt chuyên gia cho rằng Trung Quốc đã làm giả số liệu này. Một số người sử dụng cả thuật toán Benford để chứng minh các số liệu không đáng tin cậy. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc đã lên tiếng phản bác lời buộc tội này.
Trên thực tế, chuyện này cũng không có gì hiếm. Mỗi lần Trung Quốc đưa ra con số thống kê kinh tế, các cuộc tranh luận tương tự đều diễn ra.
Vậy thì, nên tin vào đâu? Trong 1 bài báo gần đây, tờ Business Insider đã đưa ra 5 loại số liệu được các chuyên gia cho là đáng tin cậy nhất.
Sản lượng điện tiêu thụ
Các chuyên gia cho rằng các dữ liệu thống kê về sản lượng điện được tiêu thụ không thể bị thổi phồng lên bởi điều đó sẽ dẫn đến việc áp đặt giới hạn trong sử dụng năng lượng.
Alaistair Chan (chuyên gia kinh tế đến từ Moody’s), Ting Lu (chuyên gia đến từ Bank of America) và cả Thủ tướng sắp nhậm chức Lý Khắc Cường đều đã chỉ ra rằng sản lượng tiêu thị điện là một trong những chỉ số kinh tế đáng tin cậy nhất ở Trung Quốc.
Theo Ting Lu, các địa phương có thể nâng một vài chỉ số vĩ mô như GDP nhưng họ sẽ không thể thay đổi một vài chỉ số khác, trong đó có mức tiêu thụ điện. Nguyên nhân là do Bắc Kinh sẽ áp đặt những giới hạn chặt chẽ hơn đối với mức tiêu thụ năng lượng trên GDP.
Chỉ số PMI
Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) chính thức do Trung Quốc công bố và chỉ số PMI do HSBC công bố thường là những số liệu khá chính xác do gắn bó chặt chẽ hơn với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo Alaistair Chan, chuyên gia kinh tế đến từ Moody’s, PMI được tính toán dựa trên nhiều khảo sát và khá phù hợp với các chỉ số khác như sản lượng công nghiệp hay GDP. Do đó, chỉ số này đáng tin cậy hơn so với nhiều chỉ số khác.
Trong báo cáo của Wikileak, chính ông Lý Khắc Cường đã từng khẳng định rằng số liệu về GDP bị can thiệp và không đúng với thực tế. Ông cho rằng các số liệu về khối lượng hàng hóa được vận chuyển bằng đường sắt đáng tin cậy hơn nhiều.
Theo Alaistair Chan, chỉ số này rất hữu ích vì có thể đo lường khối lượng hàng hóa thực sự lưu thông trên toàn quốc. Mặc dù quá trình tính toán số liệu này có thể tạo ra một số lỗi, đây là chỉ số khác chính xác và không bị bóp méo.
OECD composite leading indicator (LCI)
Chỉ số này được Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) xây dựng vào những năm 1970 và được coi là chỉ số dự báo sớm về các hoạt động kinh tế. Alaistair Chan tin rằng đây là một trong những chỉ số đáng tin cậy nhất về kinh tế Trung Quốc.
Hơn thế, chỉ số này cho phép dự đoán khá chính xác về tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. OECD đã khá xuất sắc khi xây dựng một rổ chỉ số biến động sao cho khi xu hướng biến động của chỉ số này thay đổi có nghĩa là các điều kiện kinh tế vĩ mô đang thay đổi.
Rất nhiều chuyên gia phân tích cho rằng số liệu về hoạt động xuất nhập khẩu có thể dễ dàng đươc kiểm chứng bằng cách so sánh với số liệu xuất nhập khẩu của các đối tác thương mại của Trung Quốc.
Yao Wei, nhà kinh tế khu vực Trung Quốc tại Ngân hàng Societe Generale, từng nhận định rằng số liệu về xuất nhập khẩu là chỉ số dễ dàng được kiểm tra nhất (so với các chỉ số khác như sản lượng công nghiệp và GDP) bởi tính chính xác có thể dễ dàng được kiểm tra bằng dữ liệu từ các đối tác thương mại lớn của Trung Quốc.
Nguồn Cafef
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư