Hủy
Thế giới

Trung Quốc đã rơi vào khủng hoảng kinh tế?

Thanh Tùng Thứ Sáu | 18/01/2019 15:42

 
 
Đó không phải là kiểu sụp đổ mà Mỹ đã trải qua trong năm 2008 hay là như cuộc khủng hoảng các con hổ châu Á đã trải qua vào năm 1997.

Quan điểm bất ngờ

Trong những ngày vừa qua, thế giới liên tục nghe đến những động thái cứu trợ của Bắc Kinh khi nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại, như hạ tỉ lệ dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng, cắt giảm thuế hay là hạ lãi suất cho vay liên ngân hàng nhằm bơm tiền vào nền kinh tế. Hiện tại, mặc dù thuế quan là một mối phiền toái của Trung Quốc, nhưng các vấn đề thực sự xuất phát từ cấu trúc tài chính của nước này.

Một chuyên gia của Bloomberg đưa ra một nhận định bất ngờ: "Trung Quốc đã khủng hoảng". Đó không phải là kiểu sụp đổ mà nước Mỹ đã trải qua trong năm 2008 hay cuộc khủng hoảng dữ dội, đáng kinh ngạc mà các con Hổ châu Á đã trải qua vào năm 1997. Tuy nhiên, đó là một cuộc khủng hoảng hoàn toàn, với các ngân hàng bị rút ruột, các công ty phá sản, và gói cứu trợ của nhà nước.

Trung Quoc da roi vao khung hoang kinh te?
 

Trên bề mặt, toàn bộ ý kiến cho rằng Trung Quốc đang gặp khủng hoảng nghe có vẻ vô lý. Tăng trưởng đã giảm dần, nhưng nó vẫn tương đối mạnh mẽ nếu nhìn số liệu của chính phủ. Các ngân hàng và công ty đã không rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán trên quy mô lớn. Đồng Nhân dân tệ thậm chí đã có dấu hiệu mạnh lên trong những ngày gần đây. Trong khi sự lo lắng về tình trạng của nền kinh tế đã khiến cho người mua hàng Trung Quốc trở nên thất vọng, thì tâm trạng người Trung Quốc hiện không quá bi quan, điều vốn hay đi kèm với những biến động tài chính.

Khủng hoảng? Khủng hoảng nào?

Một vài năm trước, một số người theo dõi Trung Quốc dự đoán nền kinh tế có thể rơi vào một sự sụp đổ như năm 2008. Tất cả các dấu hiệu cảnh báo đều hiển hiện: bong bóng nhà ở, công suất dư thừa trong các ngành công nghiệp từ thép đến tấm pin mặt trời, và đáng lo ngại nhất là tỉ lệ nợ trên GDP của Trung Quốc đã tăng mạnh. Con số này đã tăng lên tới 253% vào giữa năm 2018, từ mức chỉ 140% một thập kỷ trước đó, theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế. Không có nền kinh tế mới nổi kể từ những năm 1990 đã có sự mở rộng nợ quá mức như vậy mà  thoát khỏi một số thiên tai tài chính.

Giới phân tích hay nhìn nhận rằng Chính phủ Trung Quố, có rất nhiều quân bài để kiểm soát các ngân hàng, các tập đoàn lớn và dòng vốn, có thể ngăn chặn khủng hoảng. Điều này đã được thể hiện vào năm 2015 sau khi bong bóng thị trường chứng khoán vỡ, được thúc đẩy bởi hoạt động cho vay vô tội vạ. Tiền chảy ra khỏi đất nước khi Nhân dân tệ mất giả. Nhưng Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện một gói cứu trợ chứng khoán và kiểm soát dòng vốn. Khủng hoảng được ngăn chặn.

Trung Quoc da roi vao khung hoang kinh te?
 

Cách tiếp cận đó là đại diện cho chiến lược tổng thể của Bắc Kinh về vấn đề nợ nần. Không có quả bom nào sẽ nổ. Nhưng cuộc khủng hoảng tài chính với các thuộc tính của Trung Quốc đang gây ra thiệt hại tương tự cho nền kinh tế.

Như trong bất kỳ cuộc khủng hoảng nợ nào, sức khỏe của các ngân hàng Trung Quốc đang bị xói mòn một cách nguy hiểm. Charlene Chu, một đối tác cao cấp của Autonomous Research và là một trong những chuyên gia hàng đầu tình trạng tín dụng Trung Quốc, ước tính rằng 24% của tổng tín dụng, trị giá khoảng 8,5 nghìn tỉ USD, đã trở nên tồi tệ. Điều đó nghe có vẻ thái quá, nhưng trong cuộc khủng hoảng năm 1997, nợ xấu ở Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan đã chiếm khoảng ⅓ dư nợ cho vay của những nước này.

Trung Quốc đang đối phó với một khía cạnh khác của một cuộc khủng hoảng tài chính: dòng vốn tháo chạy. Bởi vì sự kiểm soát chặt chẽ, dòng tiền có thể chảy ra với tốc độ chậm hơn, nhưng nó vẫn tăng lên. 

Trung Quoc da roi vao khung hoang kinh te?
 

Bằng cách duy trì tăng trưởng và việc làm, Bắc Kinh đang dành thời gian để sửa chữa hệ thống. Các nhà quản lý đang cố gắng dọn dẹp một số loại: Số công ty mất khả năng trả nợ đã tăng mạnh vào năm ngoái. Trong thực tế, chính phủ đang duy trì cuộc khủng hoảng bằng cách loại bỏ những tàn dư tài chính quá chậm. Các doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc cần phải được cải tổ mạnh mẽ và rộng hơn. 

Liệu bơm tín dụng có phát huy hiệu quả?

Phần lớn nguyên nhân khiến tăng trưởng chậm lại gần đây xuất phát từ việc chính phủ muốn hạn chế nợ. Vì vậy, như thường lệ,  các nhà hoạch định chính sách lại bơm tín dụng trở lại. Đầu tháng 1, ngân hàng trung ương đã giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng cho phép họ cho vay nhiều hơn. Chắc chắn, điều đó có nghĩa là nợ xấu sẽ tăng thêm. 

Theo nghĩa đó, chính phủ đang làm cho cuộc khủng hoảng tài chính của Trung Quốc tồi tệ hơn một cuộc khủng hoảng tiêu chuẩn. Cuối cùng, Nhà nước sẽ phải can thiệp và sửa chữa mớ hỗn độn, giống như Chính phủ Mỹ đã làm trong năm 2008. Lấy ví dụ của những cuộc khủng hoảng quá khứ, chuyên gia của Bloomberg nói rằng cái giá để giải cứu nền kinh tế Trung Quốc có  thể là rất lớn. Chính phủ Hàn Quốc đã chi tương đương 31% GDP để sửa chữa hệ thống tài chính của mình sau cuộc khủng hoảng năm 1997. Áp dụng tỷ lệ trên, con số mà Trung Quốc cần có thể lên đến 3,8 nghìn tỉ USD. 

Trung Quoc da roi vao khung hoang kinh te?
 

Với quốc gia đã bị chôn vùi trong nợ nần, mỗi nỗ lực kích thích nền kinh tế bằng bơm tín dụng mới sẽ ngày càng ít hiệu quả. Có lẽ sẽ đến một thời điểm mà ngay cả các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cũng nhận ra rằng khoản nợ này rất nguy hiểm đến nỗi việc kiểm soát nó phải được ưu tiên hơn so với tăng trưởng. 

Giải pháp thực sự duy nhất, như McMahon lưu ý, là thay đổi cách tăng trưởng của nền kinh tế. Điều đó không xảy ra đủ nhanh. Mỗi lần chính phủ sử dụng nợ để thúc đẩy tăng trưởng, nó lại là một trở ngại cho cải cách hệ thống kinh tế. 


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới