Hủy
Thế giới

Trung Quốc khó đuổi kịp Mỹ

Minh Duy Thứ Sáu | 10/07/2020 11:32

Nguồn ảnh: ISW.

 
00:00
Trung Quốc khó đuổi kịp Mỹ
     
    Trung Quốc dường như làm lu mờ Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong thập kỷ này khi họ thoát khỏi sự suy sụp bởi COVID-19.

    IMF dự báo nền kinh tế Trung Quốc sẽ chậm lại chỉ còn 1% trong năm nay và sau đó tăng vọt 8,2% vào năm 2021. Tại Mỹ, nơi có hơn 120.000 người đã chết vì virus, nền kinh tế sẽ giữ ở mức 8% vào năm 2020 trước khi tăng tốc một cách lặng lẽ 4,5% vào năm 2021. Từ những dự báo về tốc độ tăng trưởng ở 2 cường quốc đâu đó quanh mức bằng nhau trước COVID-19, sau đó Trung Quốc có khả năng vượt qua Mỹ vào năm 2029.

    GDP của Trung Quốc sẽ vượt qua mức của Mỹ vào năm 2029 với tốc độ tăng trưởng trung bình dự kiến là 6%, trong khi Mỹ chỉ ở mức 2%.

    Lần đầu tiên, Ngân hàng Thế giới nhận thấy rằng tổng thu nhập thực tế của Trung Quốc lớn hơn một chút so với Mỹ. Nguồn ảnh: The Guardian.
    Lần đầu tiên, Ngân hàng Thế giới nhận thấy rằng tổng thu nhập thực tế của Trung Quốc lớn hơn một chút so với Mỹ. Nguồn ảnh: The Guardian.

    Khi Trung Quốc phát triển, họ chiếm phần lớn trong nền kinh tế toàn cầu. Sự tăng trưởng đó không phải chỉ riêng chi phí đầu tư tại của họ tại Mỹ. Trung Quốc cũng đang tập trung vào cả châu Âu và Nhật.

    Vào năm 1986, kinh tế Mỹ đóng góp 31,2% GDP thế giới, trong khi đó Trung Quốc chỉ chiếm 2,1%. Kinh tế Mỹ gấp 15,1 lần Trung Quốc. Theo dự báo, năm 2029, Mỹ chiếm 24,8%, còn Trung Quốc chiếm 16,3% GDP toàn cầu. Thời điểm này, kinh tế Mỹ chỉ gấp 1,5 lần kinh tế Trung Quốc.

    Hầu hết người dân Trung Quốc vẫn còn nghèo hơn nhiều so với mức trung bình của người Mỹ. Ngay cả khi sức mua có thể điều chỉnh chênh lệch giá để ngang bằng thì người bình thường ở Trung Quốc cũng sẽ chi tiêu ít hơn so với người Mỹ.

    Vào năm 1940, Trung Quốc có cùng tỉ lệ cư dân thành phố như Mỹ. Một số tiến trình điều khiển kinh tế lớn nhất của Trung Quốc trong hơn 40 năm qua vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay. Một trong những động lực như vậy là sự giàu có và chi tiêu khổng lồ được tạo ra khi nhiều người di chuyển từ nông thôn đến các thành phố. Quá trình này sẽ còn tiếp tục trong nhiều thập kỷ tới. Đó là nhu cầu việc làm, nhà ở và dịch vụ, sức mua tăng của 300-400 triệu người.

    Đây là lý do tại sao Trung Quốc sẽ không vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất.

    Theo nhóm Capital Economics, Mỹ đã đạt đến đỉnh cao toàn cầu hóa. “Trên thực tế, một thời kỳ phi toàn cầu hóa ngày càng có khả năng xảy ra”.

    Nhà kinh tế trưởng - ông Neil Shear cho biết: “Sự quay trở lại của toàn cầu hóa sẽ chống lại bất kỳ sự tăng trưởng nào do công nghệ tạo nên nhằm thúc đẩy năng suất tăng trong thập kỷ tới hoặc lâu hơn”.

    Giả định việc Trung Quốc sẽ vượt Mỹ để trở nền kinh tế lớn nhất thế giới có khả năng bị chứng minh là sai. Những người theo dõi thị trường đã dự đoán sự bùng nổ trong nền kinh tế Trung Quốc như một dũng sĩ Goliath không thể bị đánh bại sẽ sớm đưa họ lên vị trí số 1 như Mỹ.

    Vấn đề cơ cấu ở các nền kinh tế lớn mới nổi như Brazil, Nga và Mexico, đặc biệt rõ ràng nhất ở Trung Quốc sẽ tiếp tục kìm hãm sự gia tăng năng suất.

    Nhóm Capital Economics tiếp tục khẳng định: “Nếu chúng ta đúng, thì thế giới vào năm 2050 sẽ rất khác với những gì mà sự đồng thuận mong đợi. Ý sẽ mất vị trí của mình trong 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Pháp, Đức và Anh vẫn giữ vững vị trí của họ. Ấn Độ và Indonesia sẽ tăng thứ hạng, họ sẽ là ngoại lệ chứ không phải là tiêu chuẩn trong thế giới mới nổi”.

    Quá trình cải cách và tự do hóa thị trường đã bị đình trệ ở nhiều thị trường mới nổi lớn. Một số lợi ích trước đây từ việc mở cửa cho thương mại quốc tế cũng sẽ mất đi một khi làn sóng toàn cầu hóa hiện nay kết thúc.

    Theo IMF, nếu sử dụng điều khoản ngang giá sức mua như một cách đo lường giá cả ở các khu vực khác nhau thay vì GDP, Trung Quốc đã ở vị trí hàng đầu của các nền kinh tế thế giới, Mỹ đứng thứ 2 và Ấn Độ giữ vị trí số 3.

    IMF rất coi trọng kích cỡ hạn ngạch. 

    Nếu Trung Quốc đạt được hạn ngạch cao hơn Mỹ thì các điều khoản thỏa thuận của IMF sẽ yêu cầu họ chuyển trụ sở từ Washington sang Bắc Kinh. Nguồn ảnh: AP.
    Nếu Trung Quốc đạt được hạn ngạch cao hơn Mỹ thì các điều khoản thỏa thuận của IMF sẽ yêu cầu họ chuyển trụ sở từ Washington sang Bắc Kinh. Nguồn ảnh: AP.

    Hiện tại, Trung Quốc có ít tiếng nói hơn so với Mỹ tại IMF. Nhưng dưới thời Tổng thống Donald Trump, Mỹ đang từ bỏ ảnh hưởng của mình trong các tổ chức đa phương như Tổ chức Thương mại Thế giới, Nato và Tổ chức Y tế Thế giới (ngay cả khi xảy ra đại dịch). Điều này sẽ không làm ai ngạc nhiên về việc Trung Quốc đang lấp đầy khoảng trống.

    Mỹ không thiếu sức mạnh kinh tế hoặc tài chính để duy trì sự lãnh đạo 75 năm của mình trong trật tự quốc tế. Nhưng dưới thời ông Trump, Mỹ có lẽ đã quên mất tại sao vị trí lãnh đạo đó lại quan trọng. Và họ đang từ bỏ sức mạnh và danh tiếng mình.

    Thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc đã vượt lên trên Ai Cập, nhưng nó vẫn ở sau Brazil, Iran, Thái Lan và Mexico. Bức tranh tổng thu nhập Trung Quốc thay đổi là do chia cho dân số khổng lồ của họ.

    Trong mọi trường hợp, 2 khái niệm - tổng thu nhập và thu nhập bình quân đầu người - mỗi khái niệm có ý nghĩa riêng biệt đối với địa chính trị, vì vậy người ta phải xem xét chúng một cách riêng biệt. Trung Quốc muốn được đối xử như một quốc gia đang phát triển (ít nhất là trong các cuộc đàm phán thương mại) họ cần chỉ số thu nhập bình quân đầu người. Nhưng khi nói đến chính trị quyền lực và ảnh hưởng của Trung Quốc trong các tổ chức quốc tế, tổng thu nhập lại quan trọng hơn.

    Một cách tiếp cận tốt hơn sẽ là so sánh GDP quốc gia theo tỉ giá hối đoái thực tế, trong trường hợp này nền kinh tế Mỹ hóa ra vẫn vượt xa Trung Quốc.

    Có thể bạn quan tâm:

    ► Biểu tượng sức mạnh Mỹ đang dần mất đi

    ► Cơ hội mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc khi ông Trump rút khỏi WHO

    Nguồn Bloomberg


    Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

    Tin cùng chuyên mục

    Tin nổi bật trong ngày

    Tin mới