Hủy
Thế giới

Cơ hội mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc khi ông Trump rút khỏi WHO

Mỹ Phùng Thứ Năm | 09/07/2020 13:30

Tổng thống Trump lắng nghe cùng với Tiến sĩ Debbie Birx - điều phối viên phản ứng COVID-19 của Nhà Trắng trong một sự kiện mở cửa lại các trường học trong bối cảnh dịch bùng phát. Nguồn ảnh: Reuters.

Việc rút khỏi WHO của Mỹ sẽ đưa Bắc Kinh vào vị trí dẫn đầu trong cuộc chiến chống đại dịch trong tương lai.
 

Động thái chính thức rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới của Tổng thống Donald Trump sẽ cướp đi vị trí của Mỹ - nhà cung cấp tài chính, phương pháp điều trị và nhân sự hàng đầu. Điều này sẽ tạo cơ hội cho Trung Quốc ngồi vào vị trí để lấp đầy khoảng trống.

Việc Mỹ rút khỏi WHO sẽ không khiến tổ chức này rơi vào khủng hoảng ngay lập tức bởi lẽ, sự gia tăng các khoản đóng góp từ thiện tư nhân từ các nguồn như Quỹ Bill & Melinda Gates đứng thứ hai chỉ sau Washington. Tuy nhiên, các nỗ lực chống lại bệnh tật của WHO ở các quốc gia đang phát triển có thể bị cản trở nếu động thái này cản trở sự hỗ trợ hoặc mối quan hệ của nhân viên Mỹ với các công ty dược phẩm của Mỹ. Điều này gây ra những hậu quả tiềm tàng cho khả năng chống lại sự bùng phát của COVID-19 và đại dịch trong tương lai.

Cơ quan Liên Hợp Quốc đã giúp phối hợp hợp tác quốc tế để giải quyết virus Corona, bao gồm thu thập báo cáo các ca nhiễm và phát triển vaccine và phương pháp điều trị. Việc này khuyến khích chia sẻ dữ liệu lớn và truy cập miễn phí vào thông tin y tế của bệnh nhân. Một số nhà quan sát lo ngại rằng, cách tiếp cận này có thể khó duy trì nếu Trung Quốc ở vị trí lãnh đạo một khi Mỹ rút lui.

Trung Quốc là nước đóng góp lớn thứ hai cho ngân sách Liên Hợp Quốc chỉ sau Mỹ. Nguồn ảnh: EPA.
Trung Quốc là nước đóng góp lớn thứ hai cho ngân sách Liên Hợp Quốc chỉ sau Mỹ. Nguồn ảnh: EPA.

Trung Quốc cũng là nguồn vốn quan trọng cho tổ chức có nguồn tài chính bị siết chặt do nhiều quốc gia thành viên không đóng góp cổ phần. Sự ảnh hưởng của Bắc Kinh trong vấn đề nhân sự đang gia tăng. Các quan chức Trung Quốc giữ vị trí lãnh đạo 4 trong số 15 cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc.

Một trong số các cơ quan này đã đưa ra các quyết định về tổ chức và chính sách dường như phản ánh sự ưu tiên dành cho Bắc Kinh.

Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế đã từ chối cho Đài Loan tham gia các cuộc họp kể từ khi ông Liu Fang được bổ nhiệm làm tổng thư ký. Người đứng đầu trước đây của Liên minh Viễn thông Quốc tế - ông Zhao Houlin đã tham gia vào việc phát triển các tiêu chuẩn viễn thông cho chính phủ Trung Quốc. Ông Houlin cũng chính là người khuyến khích các thành viên tham gia sáng kiến cơ sở hạ tầng Vành đai và Con đường của Bắc Kinh.

Trung Quốc đang “nhắm mục tiêu dài hạn vào LHQ với túi tiền cực kỳ sâu rộng và khối tài năng khổng lồ”.

Chính quyền Washington đã từng rất tích cực với WHO. Họ soạn thảo các đề xuất chiến lược và đưa nhân viên y tế đến các khu vực bị bệnh. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh và nhiều tổ chức khác của Mỹ có liên quan đến mạng lưới phản ứng toàn cầu của tổ chức này. Trong vụ dịch Ebola ở Tây Phi bắt đầu vào năm 2014, chính quyền Obama đã phái 3.000 lính và hàng ngàn nhân viên y tế đến khu vực.

Các công ty dược phẩm của Mỹ đã hỗ trợ đáng kể cho công việc của WHO. Vào những năm 1980, công ty dược phẩm đa quốc gia của Mỹ - Merck đã hợp tác với WHO để phân phối các phương pháp điều trị miễn phí các bệnh nhiệt đới do ký sinh trùng gây ra ở các nước mới nổi. Với việc Mỹ rời đi, WHO sẽ lệ thuộc vào những đóng góp một cách chậm chạp của các thành viên quan trọng khác như Nhật Bản và châu Âu.

WHO được thành lập vào năm 1948 trong bối cảnh nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế về sức khỏe và vệ sinh. Đây được xem là do các nỗ lực chung của các quốc gia châu Âu chống lại dịch tả và dịch hạch bùng phát vào thế kỷ 19, cũng như đại dịch cúm Tây Ban Nha chết người năm 1918.

Sự điều động chính trị đã có mặt trong WHO ngay từ đầu. Liên Xô đã tìm cách tăng cường ảnh hưởng của mình trong tổ chức này mà sự sáng tạo của họ bị ảnh hưởng bởi Mỹ và Anh. Tuy nhiên, ngay cả khi xảy ra xung đột giữa các thành viên thì họ vẫn trực tiếp hợp tác trong những tình huống y tế nguy cấp. Điều này dẫn đến những thành công bao gồm việc loại trừ bệnh đậu mùa và nhiều người có cơ hội tiếp cận với điều trị AIDS.

Tuy nhiên, điều này đã bị phá vỡ trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc. Chính quyền Trump viện dẫn sự mất lòng tin vào ảnh hưởng của Trung Quốc trong quyết định rút khỏi WHO.

Có thể bạn quan tâm: 

► Mỹ chính thức khỏi động tiến trình rút khỏi WHO

► Biểu tượng sức mạnh Mỹ đang dần mất đi

Nguồn Nikkei Asian Review


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới