Hủy
Thế giới

Trung Quốc ráo riết tuân thủ thỏa thuận với Mỹ, châu Âu cảm thấy bị loại khỏi cuộc chơi

Phùng Mỹ Thứ Tư | 24/06/2020 13:55

Nguồn ảnh: The New York Times

Thỏa thuận thương mại trị giá 200 tỉ USD giữa Mỹ và Trung Quốc khiến các nhà cung cấp châu Âu cảm thấy bị loại khỏi cuộc chơi.
 

Các nhà quan sát cho biết, các cam kết của Trung Quốc theo một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vào tháng 1 đã khiến các công ty châu Âu cảm thấy “bị đánh bật” khỏi thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới.

Theo thỏa thuận của thương chiến Mỹ - Trung bắt đầu vào tháng 7 năm 2018, Bắc Kinh hứa sẽ mua thêm nông sản Mỹ trị giá 200 tỷ USD trong vòng hai năm tới.

Theo báo cáo từ phía Mỹ, cam kết này vừa được nhắc lại trong tuần này khi Ngoại trưởng Mỹ - ông Mike Pompeo và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc - ông Yang Jiechi hội ngộ ở Hawaii nhằm thương thảo về một số vấn đề nhức nhối giữa hai nước.

Đối với các công ty châu Âu, đây thực sự là một đòn giáng mạnh vào kì vọng xâm nhập thị trường Trung Quốc. Khi mà cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bắt đầu châm ngòi, châu Âu nuôi hy vọng Bắc Kinh sẽ tìm kiếm các lựa chọn thay thế các nhà cung cấp Mỹ ở giai đoạn hiện tại.

Theo ông Max Zenglein, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Trung Quốc Mercator ở Berlin, các công ty châu Âu tin rằng thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc là một “vấn đề hết sức khó khăn”.

Ông Zenglein cho rằng, “việc Trung Quốc tập trung vào hàng nhập khẩu từ Mỹ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các nhà cung cấp khác.”

Mối lo ngại trở ngày càng hữu hình bởi các phát ngôn chính thức của giới chức Trung Quốc.

Khi cuộc chiến thương mại diễn ra năm 2018, Bắc Kinh đã chấp thuận cho 46 công ty thịt từ các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) xuất khẩu sang Trung Quốc, nhiều gấp đôi so với Mỹ.

Thủ tướng Đức Angela Merkel chào mừng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm 2017. Nguồn ảnh: AFP
Thủ tướng Đức Angela Merkel chào mừng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm 2017. Nguồn ảnh: AFP

Năm ngoái, số lượng các nhà sản xuất thịt của EU được cho phép xuất khẩu sang Trung Quốc đã tăng gấp đôi, với con số lên tới 112 công ty. Nguyên nhân là do Trung Quốc phải vật lộn với tình trạng thiếu thịt lợn và các loại thịt khác từ sự bùng phát của dịch tả lợn châu Phi, giết chết khoảng 60% đàn lợn của Trung Quốc,

Doanh số bán nông sản của EU sang Trung Quốc năm 2019 đã tăng 38% so với năm trước, lên 15,3 tỉ euro (khoảng 17,1 tỉ USD).

Nhưng rồi mọi chuyện lại bắt đầu thay đổi. Chỉ trong 10 tháng đầu năm 2019, Bắc Kinh ngưng cấp phép mới cho các nhà xuất khẩu thịt của Mỹ. Đồng thời, Trung Quốc chỉ cho phép gần 350 nhà cung cấp Mỹ trước đó tiếp tục xuất sang Trung Quốc trong tháng 11 và tháng 12 năm ngoái.

Xu hướng này vẫn còn diễn tiến trong năm 2020, có tới 1.024 công ty Mỹ được bật đèn xanh để bán cho Trung Quốc, so với con số khiêm tốn chỉ 24 công ty châu Âu được cấp phép.

Một nhà ngoại giao châu Âu giấu tên cho hay, “Thỏa thuận giai đoạn I trong thương chiến Mỹ Trung làm cho ngày càng ít “sân chơi” cho các công ty châu Âu để tiếp cận thị trường Trung Quốc. Thỏa thuận tạo nên hiệu ứng chân không khi nhắc đến các giao dịch trong nông nghiệp. Điều này khiến các công ty và chính phủ châu Âu thất vọng.”

Trong quý I năm 2020, Trung Quốc đã nhập hơn 1 tỉ USD đậu nành và 691 triệu USD thịt lợn từ Mỹ.

Nhà kinh tế học - ông Max Zenglein nói rằng, dù có sự gia tăng trên, Trung Quốc khó có thể giữ lời hứa sẽ mua thêm nông sản Mỹ trị giá 200 tỉ USD trong hai năm tới bởi những tác động của đại dịch COVID-19.

Những lời hứa mà ông Yang đưa ra tại Hawaii chỉ nhằm để xoa dịu Tổng thống Donald Trump, người kì vọng tái đắc cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới.

Điều này cho thấy tầm quan trọng về mặt chính trị của các bang sản xuất nông nghiệp đối với chính quyền Trump. Đây quả là một nỗ lực của giới lãnh đạo Trung Quốc nhằm thể hiện tư thế sẵn sàng duy trì thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung.

Trong khi đó, doanh số bán nông sản của châu Âu sang Trung Quốc chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn kể từ khi các quan chức Bắc Kinh “cáo buộc” đợt bùng phát COVID-19 mới ở thành phố này có liên quan đến một chủng virus Corona có nguồn gốc từ châu Âu.

Thương lái Trung Quốc đã tạm dừng nhập khẩu cá hồi châu Âu sau khi phát hiện dấu vết của dịch bệnh trên thớt thái cá hồi tại chợ đầu mối Xinfadi, Bắc Kinh.

Có thể bạn quan tâm:

► Nông dân Mỹ “khóc ròng” vì ông Trump liên tục “gây chiến” với Trung Quốc

► Tổng thống Trump muốn doanh nghiệp Mỹ “hồi hương” nhưng nào có dễ dàng

Nguồn SCMP


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới