Hủy
Thế giới

Trường đại học Anh đang tụt hậu so với thế giới

Chủ Nhật | 28/10/2012 08:03

 
 
Dù đứng thứ 2 nhưng các trường đại học Anh đang phải chịu sức ép cạnh tranh lớn từ các trường đại học khác trên thế giới.

Trong bảng xếp hạng các trường đại học hàng đầu thế giới năm 2012 - 2013 do tạp chí đánh giá chất lượng giáo dục đại học uy tín Times Higher Education (THE) công bố ngày 3/10, Anh và Mỹ vẫn chiếm trọn 10 vị trí đầu bảng xếp hạng các trường đại học danh giá nhất thế giới.

Anh hiện có 3 trường đại học nằm trong top 10, tuy nhiên các trường đại học khác trong top 200 hiện đang bị tụt giảm thứ hạng. Cụ thể, trường đại học Bristol giảm 8 điểm, Leeds giảm 9 điểm và trường bị giảm nhiều nhất là St Andrews, giảm 23 điểm xuống vị trí thứ 108.

Trong khi đó, một số trường như Đại học công nghệ Nanyang của Singapore hay các trường đại học khác ở Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc lại tăng thứ hạng trên bảng xếp hạng.

Câu hỏi đặt ra là tại sao các trường đại học ở phương Đông lại đang vượt lên trên bảng xếp hạng? Liệu có phải là do sinh viên châu Á thông minh hơn? Câu trả lời rõ ràng là không. Dường như sự bùng nổ của các trường đại học ở phương Đông không phải là do chỉ số IQ cá nhân mà là do sự hỗ trợ tài chính của nhà nước.

"Các đối thủ cạnh tranh toàn cầu đã bơm hàng tỷ USD vào các trường đại học nghiên cứu chuyên sâu", tiến sĩ Wendy Piatt, giám đốc điều hành Tập đoàn Russel Group, một tổ chức được thành lập vào năm 1994 để kết nối 24 các trường đại học hàng đầu của Anh và đại diện cho lợi ích chung của những trường này về thu nhập, giảng dạy và công tác nghiên cứu hàng đầu thế giới cho biết.

"Lần đầu tiên, số tiền đầu tư của Anh vào công tác nghiên cứu và phát triển tính theo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp hơn so với Trung Quốc (lần lượt là 1,76 và 1,77% GDP). Các nước trên thế giới đều công nhận đầu tư vào các trường đại học hàng đầu là nhân tố quan trọng cho sự phát triển", ông Piatt cho biết.

Bộ trưởng bộ đại học và khoa học David Willetts cảnh báo: "Bất kỳ nước nào đứng yên hoặc di chuyển với tốc độ từ từ sẽ bị tụt hậu so với những nước khác" và "không phải Anh đang tụt hậu mà là do các đối thủ cạnh tranh đang vượt lên và xu hướng này có thể sẽ kéo dài ít nhất 5 đến 10 năm".

Tiến sĩ Piatt cũng như nhiều chuyên gia khác đều cho rằng chìa khóa để các trường đại học tăng xếp hạng là thông qua các quỹ tài trợ. Mỹ là một ví dụ điển hình. Nước này đã tập trung nguồn lực nghiên cứu vào 9% các tổ chức học thuật, trong khi đó, trong giai đoạn từ năm 1995 đến 2003, Trung Quốc cũng phân bổ 1,27 tỷ bảng cho 10 trường đại học.

"Những trường đại học có cơ sở hạ tầng tốt sẽ cung cấp cho sinh viên (cả sinh viện đại học và sau đại học) chất lượng giảng dạy hiệu quả", trưởng bộ phận truyền thông Hannah MacLachlan của Tập đoàn Russell cho biết.

Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng điều quan trọng đối với các trường đại học không phải là vị trí trên bảng xếp hạng mà là nhận thức của sinh viên. "Điều quan trọng là nhận thức của sinh viên đối với các trường đại học của Anh như thế nào. Những điều sinh viên quan tâm là khóa học mang lại những kiến thức và kinh nghiệm gì", giám đốc truyền thông David Alder tại Đại học Bristol cho biết.

"Sinh viên quốc tế của chúng tôi đứng thứ 12 trên các trường đại học toàn cầu và 89% sinh viên hài lòng với thời gian họ học tập ở trường", phát ngôn viên của đại học Newcastle cho biết.

Danh sách 10 trường đại học hàng đầu thế giới theo xếp hạng của THE:
10. Đại học Chicago, Mỹ

1
9. Đại học California, Mỹ

1

8. Đại học Imperial College, Anh

q

7. Đại học Cambridge, Anh

1

6. Đại học Princeton, Mỹ

4

5. Viện công nghệ Massachusetts, Mỹ

5

4. Đại học Harvard, Mỹ

5

2. Đại học Stanford, Mỹ

3

2. Đại học Oxford, Anh

6

1. Viện công nghệ California, Mỹ

1

Nguồn Telegraph/Khampha


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới