Hủy

Cà phê Việt Nam và những lựa chọn cạnh tranh

Thứ Ba | 03/04/2012 21:06

Do khó cạnh tranh về giá thu mua hay xuất khẩu, doanh nghiệp cà phê Việt Nam chỉ có 2 lựa chọn cạnh tranh:thị trường ngách hoặc là tạo sự khác biệt.
 

Trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp càphê trong nước gặp nhiều khó khăn; nhiều doanh nghiệp phá sản. Ngược lại cácdoanh nghiệp cà phê nước nước ngoài tồn tại và có thị phần thu mua ngày càng mởrộng.

Nguyên nhân, theo ý kiến các doanh nghiệp trongnước, là vì doanh nghiệp nước ngoài có quy mô vốn lớn hơn và chịu lãi suất vay thấphơn. Các doanh nghiệp này thường thu mua ở giá cao hơn và thanh toán sớm hơn.

Tuy nhiên, những nguyên nhân trên thật ra chỉlà ngọn của vấn đề. Bài viết này sẽ đi sâu vào tìm hiểu điểm khác biệt để giảithích sự đối lập về kết quả hoạt động giữa hai nhóm doanh nghiệp trong và ngoàinước.

Doanhnghiệp cà phê nước ngoài: họ là ai?

Các doanh nghiệp cà phê nước ngoài có công tymẹ là các công ty đa quốc gia như Olam, ED&F Man, Neumann Kaffee Gruppe, NedcoffeeBV và Armajaro Trading. Thông tin về các công ty mẹ được cung cấp ở bảng sau:

1989

Singapore

65 nước

Mua bán các hàng hóa như ca cao, cà phê, hạt điều, vừng, gạo, bông, sản phẩm gỗ, phân bón, cao su, dầu cọ…

Cung cấp dịch vụ tài chính liên quan đến hàng hóa bao gồm quản lý rủi ro, tạo lập thị trường và quản lý quỹ.

Đầu tư các dự án trồng cà phê, sản xuất phân bón, nhà máy chế biến nông sản và bán sản phẩm nông sản đóng gói ở châu Phi.

1783

Anh (Luân Đôn)

50 nước

Mua bán hàng nông sản như đường, cà phê, năng lượng sinh học, dầu động thực vật.

Tiếp vận, môi giới và vận chuyển hàng khô.

Cung cấp dịch vụ tài chính bao gồm môi giới hàng hóa, ngoại hối, trái phiếu, dịch vụ quản lý rủi ro và công cụ phái sinh.

1988

Đức (Hamburg)

28 nước

Trồng và quản lý trang trại cà phê.

Chế biến, xuất nhập khẩu cà phê và cà phê hòa tan.

Tiếp vận, vận chuyển và trữ cà phê.

Quản lý rủi ro và dịch vụ tài chính.

2004

(Amtrada 1930)

Hà Lan (Amsterdam)

5 nước

Mua bán, chế biến cà phê.

(Quản lý rủi ro là một phần quan trọng, được thực hiện tại Amsterdam)

1998

Anh (Luân Đôn)

15 nước

Mua bán nông sản bao gồm ca cao, cà phê và đường.

Cung cấp dịch vụ quản lý rủi ro và công cụ tài chính như hợp đồng kỳ hạn

Từ bảng trên có thể thấy, ngoài quy mô và lãisuất vay, các doanh nghiệp nước ngoài còncó những ưu thế sau:

1. Về mô hình kinh doanh, doanh nghiệp nướcngoài thực hiện tất cả các khâu trung gian để mang cà phê từ vườn trồng đến cổngnhà máy đóng gói. Họ có mặt ở nhiều nước, sở hữu kho chứa ở nhiều điểm trungchuyển, có trụ sở chính ở các cảng hoặc các trung tâm giao dịch lớn, kiểm soátđược tất cả các khâu trong quá trình tiếp vận, do đó có lợi thế về thông tin, phânbố rủi ro và giảm chi phí.

Lợi thế thông tin giúp dự báo xu hướng giá và quyết địnhmua/bán, trữ hàng tốt hơn. Việc mua hàng từ nhiều nước giúp kiểm soát chi phí vàthương lượng dễ dàng hơn; công ty có thể dùng giá mua thấp hơn ở một nước để bùgiá mua cao hơn ở một nước khác. Chi phí thấp hơn giúp doanh nghiệp có thể chàomua mức giá cao hơn đối với nông dân.

2.Các doanh nghiệp nước ngoài rất chú trọng vào việc quản lý rủi ro và sử dụng các công cụtài chính.Bốn trong năm công ty (tr ro và tài chính.

Chặt chẽ trong quản trị rủi ro, trong một sốtrường hợp, sẽ làm chậm các bước ra quyết định hoặc giảm lợi nhuận. Tuy nhiên,trong khủng hoảng, quản trị rủi ro tốt là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết địnhsự tồn tại của doanh nghiệp.

3. Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sâu vàkhông dàn trải ra bên ngoài chuỗi cung ứng của mình. Neumann và Olam đầu tư vàotrồng cà phê. Olam sản xuất phân bón và nông sản đóng gói. ED&F Man hoạt độngdịch vụ môi giới vận tải và vận chuyển hàng khô. Hoạt động sâu trong chuỗi cungứng giúp công ty cắt giảm chi phí, rủi ro, có được thông tin và lợi thế đàmphán tốt với cả người mua và người bán.

Cơhội nào cho doanh nghiệp Việt Nam?

Năm2001, tôm sú Thái Lan bị bệnh chậm phát triển, cho đến nay vẫn chưa xác định đượcnguyên nhân. Dịch bệnh này đã mang đến sự chuyển đổi toàn bộ từ tôm sú sang tômthẻ chân trắng, có giá thành thấp hơn và lợi nhuận cao hơn ở nước này. Hiệnnay, Thái Lan đang là nước xuất khẩu tôm lớn nhất và thể hiện ưu thế cạnh tranhmạnh nhất ở Mỹ, Nhật và Châu Âu.

Ở Việt Nam, câu chuyện của ngànhcá tra là một câu chuyện tương tự “Tái ông thất mã”. Giai đoạn cuối những năm1990 đến 2003, do các biện pháp cải tạo giống, tăng mật độ nuôi và giảm giá, xuấtkhẩu cá tra tăng trưởng vượt bậc vào thị trường Mỹ.

Tuy nhiên,sự tăng trưởng này mang lại một kết quả khôngtốt khi Mỹ áp thuế chống bán phá giá cá tra vào năm 2003. Nhưng, chống bán phágiá ở Mỹ lại là một cơ hội lớn khi các doanh nghiệp Việt Nam, do không thể sangMỹ, đã tìm ra các thị trường mới là Nga, Ukraina và Trung Đông.

Nhiều doanh nghiệpphát triển nhanh, vươn lên dẫn đầu ngành do xuất khẩu vào các thị trường mớinày. Tuy nhiên, việc tập trung phát triển nhanh và mạnh vào các thị trường mớinổi này một lần nữa gây tổn thất lớn cho các doanh nghiệp khi khủng hoảng kinhtế xảy ra trầm trọng kể từ 2007 trong đó Nga, Đông Âu và Trung Đông chịu ảnh hưởngnặng nề hơn các nền kinh tế phát triển khác.

Như vậy, trong khó khăn lại có cơ hội. Và trong may mắn lại có thể chứađựng nhiều rủi ro. Khủng hoảng, nhìn một cách tích cực, chính là cơ hội đểdoanh nghiệp tự xem xét và làm mới mình. Khủng hoảng cũng là lúc để đào thảicác doanh nghiệp yếu kém, giảm bớt cạnh tranh và tăng thị phần cho các doanhnghiệp kinh doanh hiệu quả. Sau khủng hoảng, lợi nhuận biên của ngành sẽ đượctăng lên và chất lượng sản phẩm được cải thiện.

Nói về ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp cà phê Việt Nam, cạnh tranh vềgiá thu mua hay xuất khẩu là việc rất khó làm đối với các doanh nghiệp này. Vìvậy, để cạnh tranh, chỉ có 2 lựa chọn: một là vào thị trường ngách, hai là tạosự khác biệt. Sự khác biệt ở đây có thể là tập trung sản xuất các sản phẩm sạch,sản phẩm chất lượng cao, bổ sung vitamin, mùi hương, hoặc giảm caffeine. Thịtrường ngách có thể là thị trường cho người già, trẻ nhỏ hay các vùng địa lý mớinhư châu Phi.

Ngoài ra, các công ty nên xem xét việc tăng cường quản trị tàichính, quản trị rủi ro, đầu tư sâu hơn vào các khâu trong chuỗi cung ứng như trồngtrọt, xuất nhập khẩu/sản xuất phân bón để cung cấp cho nông dân, hoạt động tiếpvận/hậu cần hay lập các văn phòng nước ngoài để xuất hàng và thu thập thôngtin.

Nguyễn Thảo Dân

Côngty Cổ phần Giao dịch hàng hóa CFE


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới