Hủy

Đạt mục tiêu 8 tỉ USD, Việt Nam trở thành trung tâm xuất khẩu gỗ của thế giới?

Thanh Hương Thứ Ba | 07/08/2018 08:37

TP.HCM là địa phương thứ 3 có kim ngạch xuất khẩu gỗ trên 1 tỉ USD. Ảnh: Quý Hòa

 
 
Doanh nghiệp gỗ Việt đã 3 năm liền vươn lên chiếm thị phần xuất khẩu gỗ với tỉ lệ 53% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2017.

→Xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Mỹ: Mối lo từ Trung Quốc

→Việt Nam là trung tâm chế biến gỗ của Châu Á

Đây là thông tin được ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (Hawa), cho biết. Nếu những năm 2005, khi các doanh nghiệp Đài Loan ồ ạt vào Việt Nam đầu tư công ty sản xuất gỗ nhằm chiếm ưu thế thì doanh nghiệp Việt còn khá yếu thế. Vì vậy, có những thời điểm, doanh nghiệp FDI chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ và lâm sản của cả nước. Tuy nhiên, đến nay các doanh nghiệp trong nước đã đầu tư vào máy móc công nghệ và có thể sả xuất sản phẩm cạnh tranh với doanh nghiệp FDI.

Doanh nghiệp Trung Quốc hiện xuất khẩu gỗ đạt gần 50 tỉ USD nhưng nước này đã không còn được ưu tiên đầu tư. Việt Nam có thể sẽ vươn lên trong tương lai và có thể đứng đầu thị trường xuất khẩu gỗ.

Hiện kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 8 tỉ USD, TP.HCM là địa phương thứ 3 có kim ngạch xuất khẩu gỗ trên 1 tỉ USD. Riêng khu vực Nam Bộ đạt 6 tỉ USD chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, ông Hạnh chia sẻ.

Hiện cả nước có 1.500 doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ cả nước. Theo thông tin từ Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, chỉ số phát triển của toàn ngành chế biến gỗ Việt Nam luôn được duy trì ở mức từ 8-15%/năm. Nếu năm 2000 giá trị xuất khẩu chỉ đạt 220 triệu USD, đến 2017 đã đạt 8 tỉ USD. Theo độ phát triển của kim ngạch, quy mô doanh nghiệp cũng phát triển theo, đến nay đã có gần 100 doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu đạt 26 triệu USD - 200 triệu USD/năm. Tốc độ hằng năm đạt 5-7% so với năm trước.

Theo ông Nguyễn Chiến Thắng, Giám đốc Điều hành Công ty Scansia Pacific, doanh nghiệp sản xuất trong nước đang có lợi thế hơn các doanh nghiệp FDI. Chất lượng sản phẩm của trong nước và FDI đã tương đương nhau, giá cũng không chênh lệch nhiều. Trong khi, các doanh nghiệp nội là người bản địa sẽ am hiểu thị trường và có những ưu thế về con người.

Cũng trong thông tin liên quan đến cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Trung, với mức đánh thuế hơn 200 tỉ USD lên sản phẩm Trung Quốc. Doanh nghiệp gỗ Việt nên bình tĩnh xem lại vấn đề, vì trong các sản phẩm đánh thuế của Mỹ, có sản phẩm gỗ của Trung Quốc. Theo ông Thắng, nếu thuế đánh 25% lên sản phẩm gỗ xuất khẩu của Trung Quốc thì có thể nhà nhập khẩu Mỹ sẽ tìm đến các thị trường khác, có Việt Nam. Hiện nay đã có một số doanh nghiệp ngành gỗ cho biết sẽ chuyển đơn hàng, ông Thắng chia sẻ.

Dự báo đến 2020, tổng sản phẩm của ngành khoảng 13,34 tỉ USD, năng suất bình quân 25.000USD/người/năm. Mục tiêu ngành gỗ xuất khẩu đến 2015 đạt 20 tỉ USD, chiếm vị trí thứ 2 về xuất khẩu gỗ thế giới. Hiện mục tiêu xuất khẩu năm 2018 đạt 9 tỉ USD là có thể thực hiện được, thậm chí còn có thể vượt xa, ông Hạnh chia sẻ.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới