Dữ liệu lớn tác động đến con người
Một thế giới quan được xây dựng trên tầm quan trọng của quan hệ nhân quả đang bị thách thức bởi sự vượt trội của mối tương quan. Có kiến thức, vốn từng có nghĩa là hiểu biết về quá khứ, đang ngày càng mang nghĩa là khả năng dự đoán tương lai. Những thách thức mà big data đưa ra không dễ giải quyết. Đây đơn thuần là bước tiếp theo trong cuộc tranh cãi vô tận về cách tốt nhất để hiểu biết thế giới.
Hơn nữa, big data sẽ dần trở thành phần không thể thiếu trong giải quyết những vấn đề cấp thiết của thế giới. Việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu sẽ cần đến sự phân tích dữ liệu về ô nhiễm để biết cần tập trung nỗ lực vào đâu cũng như tìm ra phương thức để giảm thiểu vấn đề.
Thiết bị cảm biến được lắp đặt trên khắp thế giới, kể cả trong điện thoại thông minh, mang lại lượng lớn dữ liệu đủ để các nhà khí hậu học xác định chính xác hơn mô hình ấm lên toàn cầu. Trong khi đó, nâng cao chất lượng và hạ thấp chi phí chăm sóc y tế, nhất là đối với người nghèo, sẽ dẫn đến nhu cầu tự động hóa một số công việc mà hiện đang cần đến óc phán đoán của con người nhưng có thể được máy tính thực hiện như kiểm tra sinh thiết của các tế bào ung thư hoặc phát hiện hiện tượng phơi nhiễm trước khi triệu trứng xuất hiện.
Cuối cùng, big data đánh dấu thời khắc khi “xã hội thông tin” rốt cuộc cũng đã thực hiện được lời hứa đúng như tên gọi. Dữ liệu chiếm vị trí trung tâm. Toàn bộ bit số hóa hiện có giờ đây có thể được sử dụng phục vụ nhiều mục đích mới và khám phá ra nhiều hình thức mới về giá trị. Nhưng điều này cần đến cách suy nghĩ mới và sẽ thách thức mọi tổ chức, cá nhân.
Trong một thế giới nơi dữ liệu có ảnh hưởng ngày càng lớn đến việc ra quyết định, mục đích nào dành cho con người hoặc cho trực giác? Nếu mọi người đều tôn vinh dữ liệu và sử dụng các công cụ big data, thì có lẽ điều sẽ trở thành tâm điểm của sự khác biệt là không thể dự đoán được: yếu tố bản năng, chấp nhận mạo hiểm, tai nạn và thậm chí sai lỗi. Nếu như vậy, khi đó sẽ có nhu cầu đặc biệt về việc tạo ra một nơi cho con người: để dành chỗ cho trực quan, giác quan thông thường, và khả năng cầu may để đảm bảo rằng con người ta không bị dữ liệu và các đáp án do máy móc cung cấp đuổi ra khỏi nơi trú ẩn.
Điều này có hàm ý quan trọng về khái niệm tiến bộ trong xã hội. Big data cho phép chúng ta thử nghiệm nhanh hơn và nghiên cứu nhiều hơn các yếu tố chỉ dẫn. Lợi thế này tạo ra nhiều sự sáng tạo hơn.
Nhưng vào nhiều thời điểm, sự sáng tạo xuất hiện không phải là điều dữ liệu nói đến. Đó là một cái gì đó mà không một lượng dữ liệu nào có thể xác nhận hoặc chứng thực vì nó chưa từng tồn tại.
Nếu Henry Ford sử dụng các thuật toán big data để tìm ra điều khách hàng muốn, khách hàng sẽ quay lại với “con ngựa chạy nhanh hơn”***. Trong một thế giới của big data, chính đặc điểm con người nhất sẽ cần được khuyến khích và cổ vũ – khả năng sáng tạo, khả năng trực giác và tham vọng trí tuệ - vì sự khéo léo của con người là nguồn gốc của tiến bộ.
Big data là một nguồn lợi và là một công cụ. Nó phục vụ hoạt động thông báo chứ không phải giải thích; nó hướng về phía sự hiểu biết nhưng nó cũng có thể gây ra sự hiểu lầm, tùy thuộc vào mức độ nó được sử dụng.
Và cho dù sức mạnh của big data đến đâu đi chăng nữa, sự quyến rũ của nó chưa bao giờ cản trở được chúng ta nhìn thấy những khiếm khuyết vốn có của nó. Thay vào đó, chúng ta phải chấp nhận công nghệ này với sự đánh giá cao không chỉ sức mạnh của nó mà cả giới hạn của nó.
-------------
*** Henry Ford đã từng nói: “Nếu tôi hỏi khách hàng của mình muốn gì, họ sẽ trả lời rằng họ muốn một con ngựa chạy nhanh hơn.”
Nguồn Dân Việt
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư