Start up đầu tiên của Mỹ có mặt tại thị trường châu Á

Genk
→Hàn Quốc quan trọng như thế nào với ngành công nghệ toàn cầu?
→Công nghệ thực tại tăng cường liệu sẽ giết chết smartphone?
Phần mềm này sẽ được ra mắt tại thị trường Nhật Bản với phiên bản tiếng Nhật. Sự kiện này đánh dấu một start up đầu tiên của Mỹ có mặt tại thị trường châu Á.
![]() |
Ông Cal Henderson, Đồng sáng lập và Giám đốc công nghệ của Slack Techonologies |
Chia sẻ với Nikkei Asian Review, ông Cal Henderson, Đồng sáng lập và Giám đốc công nghệ Slack Techonologies đang ở Tokyo để chuẩn bị ra mắt ứng dụng Slack phiên bản tiếng Nhật cho biết: “Slack Techonologies đã huy động được tổng cộng 540 triệu USD qua 10 vòng kêu gọi tài trợ. Trong đó phải kể đến một quỹ đầu tư thuộc Tập đoàn Softbank của Nhật Bản và Start- up Accel đến từ Thung lũng Silicon”.
500 nghìn người Nhật Bản sử dụng Slack
Trụ sở của Slack Techonologies được đặt tại thành phố San Francisco, thuộc Bang California, Mỹ nơi mà tiếng Tây Ban Nha được sử dụng như một ngôn ngữ chính.
Ông Henderson nhận định: “Phần mềm Slack có nhiều triển vọng tại thị trường Nhật Bản. Bởi vì, Nhật Bản là một thị trường dễ dàng chấp nhận các sản phẩm công nghệ mới. Hơn nữa, tiếng Nhật là ngôn ngữ phổ biến sau tiếng Anh, tiếng Pháp, Đức và tiếng Tây Ban Nha".
Hiện nay, tại thị trường Nhật Bản đang có 500 nghìn người dùng Slack, tính cả những người sử dụng phiên bản miễn phí của ứng dụng này. Ông Henderson hy vọng với phiên bản ngôn ngữ tiếng Nhật, số lượng người sử dụng ứng dụng Slack sẽ tăng lên đáng kể trong thời gian tới.
Ngoài việc ra mắt phiên bản tiếng Nhật, Slack Techonologies còn thiết lập một trung tâm chăm sóc khách hàng tại Nhật Bản và bắt đầu chấp nhận thanh toán bằng đồng JPY.
Giới thiệu về việc mở rộng quy mô địa lý cho ứng dụng Slack trong thời gian tới, ông Henderson cho biết, ngoài thị trường Nhật Bản, công ty cũng đang tìm nghiên cứu đưa một vài ngôn ngữ khác vào ứng dụng phần mềm Slack trong các giai đoạn tiếp theo. Với các thị trường có nguồn lao động lớn thì nhu cầu sử dụng các ứng dụng chat phục vụ cho hoạt động doanh nghiệp là rất lớn, đặc biệt là ở các nước có quy mô thị trường lớn như Hàn Quốc và Ấn Độ. Thị trường Ấn Độ là một thị trường có rất nhiều kỹ sư trong ngành công nghệ thông tin và họ cần một ứng dụng di dộng thông minh và hữu ích cho hoạt động trao đổi thông tin như Slack.
Tuy nhiên, Slack Techonologies chưa hề có kế hoạch mở rộng ứng dụng này tại thị trường Trung Quốc, mặc dù đây là một trong những thị trường có nguồn lao động lớn nhất thế giới. Lý giải nguyên nhân này, ông Henderson cho biết, mặc dù Trung Quốc là thị trường có nguồn lao động lớn nhất thế giới, song số lượng người dùng ứng dụng Slack phiên bản tiếng Anh ở thị trường này vẫn duy trì ở mức thấp.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo
Ứng dụng Slack cho phép người dùng tạo nhóm chat với các kênh có chủ đề khác nhau. Điều này cho phép người dùng quản lý các thông báo cực kỳ chuẩn xác, tránh những thông báo chung của chủ đề mà những người dùng khác không liên quan. Hiện nay, Slack có 2 triệu người dùng đang trả tiền, trong đó người dùng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương chiếm 20% tổng số người dùng. Ngoài những người dùng cá nhân, còn có khách hàng là doanh nghiệp lớn. Trong đó phải kể đến nhà cung cấp dịch vụ internet DeNA của Nhật Bản và IBM.
Hiện nay, đối thủ cạnh tranh của ứng dụng Slack đó là email và SMS, đây là những ứng dụng chat nhóm được sử dụng rộng rãi trong giới văn phòng ngày nay. Tuy nhiên, ông Henderson cho rằng: "Trong thập kỉ tới, Slack sẽ thay thế các email như mà một phương tiện chủ yếu giao tiếp trong kinh doanh. Vì vậy, tiềm năng là rất lớn".
Tuy nhiên, Slack cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các phần mềm khác như Team Microsoft của Microsoft và phần mềm ChatWork của Nhật Bản có tính chất tương tự như Slack được ra mắt mới đây.
Tuy nhiên, với nguồn tài chính lớn được huy động được từ các nhà đầu tư, Slack cho thấy triển vọng phát triển của ứng dụng này trong thời gian tới. Slack Techonologies cho biết, công ty sẽ sử dụng nguồn vốn này để nâng cấp và tạo ra các tính năng mới như ứng dụng trí thông minh nhân tạo (AI) và máy móc để tuỳ biến theo nhu cầu tìm kiếm của người dùng hơn nữa.
Ông Henderson cho biết, mặc dù Slack không theo đuổi các thương vụ sát nhập hoặc mua lại tại thời điểm này, song với nguồn tài chính “khổng lồ” có được, Slack có thể sẽ dùng để mua lại hoặc sát nhập các tính năng mới từ các ứng dụng khác trong tương lai. Điều này là hoàn toàn có thể và khả thi.
Ông Henderson trước đây đã từng quản lý Flickr để có bước phát triển như hiện nay. Đây là một dịch vụ chia sẻ ảnh thuộc sở hữu của Yahoo.
Nguồn Enternews/ Nikkei Asian Review
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư

Tin cùng chuyên mục
-
Quỳnh Như
-
Nhà báo Hoàng Nhật