Hủy
Doanh Nghiệp

Giá cao su giảm mạnh, lợi nhuận doanh nghiệp cao su giảm 31%

Thứ Sáu | 29/08/2014 06:18

Doanh thu và lợi nhuận 6 tháng đầu năm của 5 doanh nghiệp cao su tự nhiên niêm yết lần lượt giảm 16% và 31% so với cùng kỳ năm trước.
 

Ngành cao su tự nhiên hiện có 5 công ty niêm yết là Cao su Đồng Phú ( DPR), Cao su Hòa Bình (mã HRC), Cao suPhước Hòa (mã PHR), Cao su Thống Nhất (mã TNC) và Cao su Tây Ninh (mã TRC).Cả 5 công ty đều là công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG).

Trong 5 công ty, Cao suĐồng Phú, Cao su Phước Hòa và Cao su Tây Ninh có năng suất cao nhất, thườngtrên 2 tấn/ha/năm. Cao su Hòa Bình và Cao su Thống nhất năng suất bình quân dao động quanh 1 tấn/ha/năm.
Quý II/2014, doanh thu giảm 23%, lợi nhuận giảm 56%
Kết quả kinh doanh quý II/2014 (Nguồn: Sở GDCK Tp. Hồ Chí Minh)
Kết quả kinh doanh quý II/2014(Nguồn: Sở GDCK Tp. Hồ Chí Minh)
Đơn vị: tỷ đồng

Tổng doanh thu quý II/2014 là 628 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ nămtrước. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp đạt 118 tỷ đồng,giảm 56% so với quý II/2013.

Cao su Phước Hòa đứng đầu về doanh thu 331 tỷ đồng, chiếm đến hơn nửatổng doanh thu, giảm 23% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế quý II của PHR là43 tỷ đồng, giảm 51%.

Cao su Tây Ninh là doanh nghiệp duy nhất ghi nhận doanh thu tăng 72%trong quý II. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của công ty giảm đến 50% so vớicùng kỳ. Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán, doanh thu tài chính và thu nhậpkhác giảm trong khi một số chi phí tăng.

Trong quý II, cả doanh thu lẫn lợi nhuận của Cao su Hòa Bình đều giảmmạnh, lần lượt giảm 60% và 56%. Lợi nhuận của HRC TNC thấp nhất trong 5công ty, chỉ đạt 11 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh thu của HRC gần gấp đôi TNC.

Quý II/2014, lợi nhuận sau thuế của Cao su Đồng Phú chưa bằng 1/3 cùng kỳnăm ngoái. Tuy nhiên, doanh thu của công ty lại giảm 22%, thấp hơn so với mứcgiảm chung của 5 doanh nghiệp.

Biên lợi nhuận giảm mạnh do giá cao su lao dốc

Trong 6 tháng đầu nămnay, doanh thu của các công ty cao su đều giảm so với cùng kỳ. Tổng doanh thucủa 5 doanh nghiệp giảm 16% so với cùng kỳ.

Cao su Tây Ninh giảm nhẹ 2,5%, Cao su Phước Hòa giảm 4% còn các công ty giảm từ trên20% đến gần 60% so với 6 tháng đầu năm trước.

Doanh thu của Cao su PhướcHòa đạt 734 tỷ đồng, cao nhất trong 5 công ty, thậm chí cao hơn doanh thu củacác công ty còn lại gộp lại.
Doanh thu các công ty ngành cao su 6 tháng đầu 2014 (Nguồn: Sở GDCK Tp. Hồ Chí Minh) Đơn vị: tỷ đồng
Doanh thu các công ty ngành cao su 6 tháng đầu 2014
Đơn vị: tỷ đồng

Về biên lợi nhuận gộp trong 6 tháng đầu năm, Cao su Đồng Phú đạt cao nhất 27% nhưng cũng chỉbằng 2/3 cùng kỳ năm trước. Cao su Phước Hòa và Cao su Tây Ninh lần lượt là 21%và 15%.

Hai doanh nghiệp quy mô nhỏhơn là Cao su Hòa Bình và Cao su Thống Nhất có biên lợinhuận gộp rất thấp, lần lượt là 3,4% và 1,8%.
Biên lợi nhuận gộp của các công ty cao su trong 6 tháng đầu năm 2014 (Nguồn: Sở GDCK Tp. Hồ Chí Minh) Đơn vị: tỷ đồng
Biên lợi nhuận gộp của các công ty cao su trong 6 tháng đầu năm 2014
(Nguồn: Sở GDCK Tp. Hồ Chí Minh)
Nguyên nhân khiến biênlợi nhuận gộp các công ty cao su sụt giảm là do giá bán cao su giảm so với cùngkỳ năm trước.

Từ đầu năm 2011, giá cao su đã có xu hướng giảm. Giá bán cao suRSS3 trên sàn Singapore Commodity Exchange cuối quý II năm nay chỉ bằng khoảng70% so với cùng kỳ năm trước và 30% so với thời điểm giá cao su cao nhất vàotháng 2/2011.


Giá cao su trong nước cũng giảm từ cuối tháng 8 năm 2013 đến nay. Cuối tháng 8/2013, giá cao su SVR 10 (F.O.B) là hơn 49.600 đồng/kg.

Đến đầu tháng 1/2014, giá giảm xuống gần 47.500 đồng. Cuối quý I, giá cao su SVR 10 (F.O.B) là 39.300 đồng. Sang cuối quý II, giá xấp xỉ 36.800 đồng. Ngày 28/08/2014, giá cao su SVR 10 (F.O.B) chỉ còn 34.057 đồng/kg.


Giá cao su trong 5 năm vừa qua - RSS3, Singapore Commodity Exchange (Nguồn: http://data.worldbank.org/)
Giá cao su trong 5 năm vừa qua - RSS3, Singapore Commodity Exchange
(Nguồn: http://data.worldbank.org)


Cao su Hòa Bình, Cao su Phước Hòa và Cao su Tây Ninh đều ghi nhận doanh thu từ việc thanh lý vườn cao su cao hơn cùng kỳ.

Cụ thể, doanh thu từ thanh lýcây cao su của Cao su Hòa Bình là 39 tỷ đồng, gần 20% giao dịch là với CTCP Chếbiến Gỗ Thuận An. Đến cuối quý II, công ty đã thanh lý khoảng 780 ha cây cao suvà trồng mới thêm 650 ha.
Doanh thu của Cao su PhướcHòa và Cao su Tây Ninh lần lượt là 53 tỷ đồng và 49 tỷ đồng.

6 tháng đầu năm, Cao su Hòa Bình là côngty duy nhất có tăng trưởng lợi nhuận sau thuế là 20%. Tuy nhiên, đa phầnlợi nhuận của Cao su Hòa Bình là từ thanh lý vườn cây cao su.

Lợi nhuận sau thuế củaCao su Phước Hòa cao nhất trong 5 công ty nhờ doanh thu cao và biên lợi nhuậngiảm nhẹ.

Trong khi đó, so với cùng kỳ năm ngoái, lợinhuận sau thuế của Cao su Đồng Phú chỉ còn một nửa. Doanh thu giảm và biên lợi nhuận gộp giảm khiếnlợi nhuận sau thuế của Đồng Phú giảm rõ mạnh.

Lợi nhuận sau thuế của các công ty cao su trong 6 tháng đầu năm 2014 (Nguồn: Sở GDCK Tp. Hồ Chí Minh) Đơn vị: tỷ đồng
Lợi nhuận sau thuế của các công ty cao su trong 6 tháng đầu năm 2014
(Nguồn: Sở GDCK Tp. Hồ Chí Minh)
Đơn vị: tỷ đồng
Trong các công ty còn lại, Thống Nhất đạt 73% kế hoạch lợinhuận sau thuế năm 2014. Nguyên nhân là do công ty thay đổi kế hoạch năm, giảmtừ 27 tỷ đồng xuống 15 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.Tuy nhiên, doanh thu và lợi nhuận các doanh nghiệp cao su thường rơi vào nửa cuối năm do thời gian cạo mủ từ tháng 5 hàng năm.

Lợi nhuận trên vốn chủsở hữu (ROE) trong 6 tháng đầu năm 2014 của Cao su Đồng Phú và Cao su Tây Ninhvẫn cao nhất trong 5 công ty mặc dù đã giảm gần một nửa so với cùng kỳ nămngoái.

ROE của Cao su Phước Hòagiảm nhẹ so với cùng kỳ. Trong khi đó, ROE của Cao su Thống Nhất giảm hơn mộtnửa còn 5,9% vào cuối quý II/2014, bằng khoảng 1/3 ROE của tất cả các côngty còn lại.

Chỉ duy nhất Cao su HòaBình ghi nhận tăng trưởng ROE so với cùng kỳ năm ngoái, tăng từ 14,7% lên17,6%.


Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 6 tháng đầu năm 2014
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 6 tháng đầu năm 2014


Cổ tức 2014 duy trì nhưnăm trước

Về cổ tức năm 2013 của 5công ty trên, tất cả các công ty đều đã thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặtvà Cao su Đồng Phú đã có tỷ lệ chi cổ tức cao nhất 40%.

Ngoài ra, Cao su PhướcHòa thông báo chi trả cổ tức năm 2013 với tỷ lệ 30% nhưng mới chỉ thanh toánđợt 1 là 15% bằng tiền mặt.

Năm 2014, ngoài Cao suĐồng Phú giảm tỷ lệ cổ tức so với năm 2013 thì cổ tức các công ty còn lại vẫnduy trì ở mức cũ. Tiền và các khoản tương đương tiền của Cao su Đồng Phú cuốiquý II là 550 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ.

Các công ty khác ghi nhậngiảm tiền và các khoản tương đương tiền, đặc biệt là Cao su Hòa Bình và Cao suTây Ninh.
Cổ tức các công ty cao su (Nguồn: Sở GDCK Tp. Hồ Chí Minh)
Cổ tức các công ty cao su (Nguồn: Sở GDCK Tp. Hồ Chí Minh)

4/5 cổ phiếu cao su giảm giá

Ngoài cổ phiếu PHR cóbiến động tăng thì cổ phiếu của 4 công ty còn lại đều theo xu hướng giảm. Sovới 1 năm trước, giá cổ phiếu PHR tăng gần 29%. Giá cổ phiếu của 4 công ty giảmso với thời điểm ngày 28/08/2013 như sau: TNC 5,4%, DPR 5,5%, HRC 10,2%, TRC 10,6%.

Ngày 28/08/2014, giá cổphiếu của HRC cao nhất trong 5 công ty, đạt 40,3 nghìn đồng.
Biến động giá cổ phiếu các công ty cao su trong 1 năm trở lại đây (Nguồn: www.vndirect.com.vn)
Biến động giá cổ phiếu các công ty cao su trong 1 năm trở lại đây (Nguồn: www.vndirect.com.vn)

Trong 5 năm trở lại đây, giá cổ phiếu của hai công ty có vốn điều lệ nhỏlà HRC TNC có xu hướng tăng. Cổ phiếu PHR và và TRC có xu hướng giảm.Trong khi đó, giá cổ phiếu Cao su Đồng Phú DPR giảm từ đầu năm đến nay nhưngtrong dài hạn lại biến động tăng giảm liên tục.

Biến động giá cổ phiếu các công ty trong 5 năm (Nguồn: www.vndirect.com.vn)
Biến động giá cổ phiếu các công ty trong 5 năm (Nguồn: www.vndirect.com.vn)

Tại hội nghị tìm giảipháp tăng tiêu thụ cao su nguyên liệu trong nước diễn ra ngày 22/8/2014 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Công thương tổ chức, Hiệphội cao su Việt Nam cho biết 80% cao su thiên nhiên cả nước đang phải xuất khẩuthô trong khi các doanh nghiệp chế biến phải nhập khẩu thêm nguyên liệu ở mộtsố nước như Campuchia, Lào, Thái Lan.

Ngành công nghiệp chếbiến và sản xuất cao su Việt Nam tăng trưởng 30%/năm với sản lượng mỗi năm lên đến1 triệu tấn. Dù vậy, ngành mới chỉ sử dụng 16% tổng lượng cao su thiên nhiên cảnước.

Với mục tiêu để cao suxuất khẩu ra khỏi Việt Nam là những sản phẩm tinh thay vì chủ yếu là sản phẩmsơ chế như hiện nay, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cho biết đang thayđổi cơ cấu sản phẩm trong các năm 2014 và 2015.Tuy nhiên, một số doanhnghiệp vẫn duy trì được thị trường cũ cũng như chi phí thay đổi công nghệ caođã khiến việc thay đổi cơ cấu không thể được thực hiện ngay.

Theo các chuyên gia,việc thay đổi cơ cấu sản phẩm cao su sơ chế hoàn toàn nằm trong tầm tay của nhàsản xuất nguyên liệu. Vấn đề là làm sao để tăng liên kết giữa nhà sản xuất vànhà tiêu thụ.

Nguồn Theo DVO


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới