Hủy

Hãng găng tay lớn nhất thế giới sẽ mở nhà máy tại Việt Nam

Hà Linh Thứ Sáu | 19/07/2019 22:08

Ảnh: Nikkei.asia.com

 
 
Top Glove, nhà sản xuất găng tay Malaysia, sẽ mở nhà máy đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2020 nhằm đẩy mạnh sản xuất, đáp ứng nhu cầu đang tăng cao.

Nikkei Asian Review đưa tin Top Glove, nhà sản xuất găng tay cao su lớn nhất thế giới, sẽ đầu tư 24,5 triệu USD để xây dựng nhà máy mới tại Việt Nam. Đây là động thái nhằm đẩy mạnh sản xuất, đáp ứng nhu cầu về găng tay vệ sinh tăng mạnh.

Người sáng lập Top Glove, ông Lim Wee Chai, cho biết ông hy vọng nhu cầu găng tay toàn cầu sẽ tiếp tục tăng khoảng 10% mỗi năm. Nhà máy Việt Nam dự kiến ​​sẽ bắt đầu sản xuất găng tay PVC vào giữa năm 2020, với công suất ước tính đạt 4 tỷ chiếc găng tay mỗi năm.

Ông Lim nói rằng quyết định mở nhà máy tại Việt Nam không phải nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng thương mại kéo dài giữa Washington và Bắc Kinh. Theo ông, công ty cũng sẽ tập trung hoạt động marketing tại các thị trường mới nổi – nơi tỉ lệ sử dụng găng tay còn thấp nhưng đang tăng mạnh.

Ngoài ra, ông Lim cũng kỳ vọng rằng ​​4 nhà máy mới ở Malaysia và 1 nhà máy mới ở Thái Lan vào cuối năm 2020.

Chia sẻ với Nikkei Asian Review trong một cuộc phỏng vấn, ông Lim cho biết:  "Chúng tôi có kế hoạch xây dựng ít nhất một đến hai nhà máy mới mỗi năm và luôn tìn kiếm cơ hội sáp nhập và mua lại hay liên doanh trong các doanh nghiệp liên quan".

Dự kiến, đến tháng 12/2020, công ty sẽ có 872 dòng sản phẩm riêng biệt, với tổng công suất sản xuất tăng lên 83,3 tỷ găng tay.

Hang gang tay lon nhat the gioi se mo nha may tai Viet Nam
Người sáng lập Top Glove, Lim Wee Chai, cho biết công ty  sẽ mở nhà máy đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2020. Ảnh: Nikkei.asia.com

Năm 1991, ông Lim, 61 tuổi đã thành lập Top Glove với một dây chuyền sản xuất duy nhất.

Công ty hiện có vốn hóa thị trường hơn 3 tỷ USD. Năm 2018, doanh thu công ty đạt 1 tỷ USD, lợi nhuận đạt 105,7 triệu USD. Hiện công ty vận hành 40 nhà máy trên khắp châu Á, trong đó có một nhà máy ở Trung Quốc, và hiện đang xuất khẩu sang 195 thị trường trên toàn cầu.

►Hơn 50 công ty muốn dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc

►Làn sóng dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc sẽ tăng tốc?

►Nhiều công ty Mỹ đang dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc

Nguồn Nikkei Asian Review


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới