Kiều hối về TP.HCM trong 7 tháng đạt gần 2,9 tỉ USD
Theo đó, kiều hối chảy nhiều vào sản xuất kinh doanh thay vì đầu tư bất động sản, chứng khoán và gửi tiết kiệm như trước. Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho biết, so với cách đây 2 tháng, kiều hối cao hơn gần 900 triệu USD.
Trước đó, hồi tháng 3, cũng theo ông Minh, lượng kiều hối về TP.HCM đạt 1,1 tỉ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Ông Minh cho biết, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam tăng do năm nay Tết Nguyên đán rơi vào giữa tháng 2 nên cao điểm kiều hối rơi vào quý 1, trong khi mọi năm thường rơi vào quý 4 năm trước.
Trước đây, theo Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM công bố VÀO 19.2.2018 cho biết số tiền kiều hối gửi về thành phố trong cả năm là hơn 10 tỉ USD.Theo báo cáo, nguồn kiều hối chủ yếu đến từ Mỹ (chiếm 60%) và châu Âu (chiếm 20%).
Nguồn kiều hối chuyển về từ nước ngoài chủ yếu qua bốn kênh như, ngân hàng thương mại, tổ chức kinh tế, hải quan hoặc bưu điện. Trong đó, khoảng 72% tiền gửi về qua các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, theo Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội quốc gia (NCIF) của Bộ Kế hoạch – Đầu tư, nhận định “Năm 2018, kiều hối về Việt Nam sẽ gặp nhiều áp lực từ chính sách chống nhập cư của Mỹ và chính sách nâng lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ”
Những năm gần đây, kiều hối chuyển về TP.HCM tăng bình quân 8-10% mỗi năm. Kiều hối thường phụ thuộc vào điều kiện kinh tế vĩ mô, tình hình của người lao động ở nước ngoài, các dịch vụ thu hút kiều hối... Đại diện Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM nhận định, từ đầu năm đến nay, tình hình có vẻ khả quan, lượng kiều hối được gửi về nước rất ổn định và tăng dần đều.
Ngoài ra, thời gian qua kinh tế vĩ mô ổn định và sức ép tăng tỷ giá do tâm lý thị trường phần nào bị loại bỏ khiến người nhận kiều hối cũng dần chuyển từ ngoại tệ sang nắm giữ tiền đồng.
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư