Hủy
Kinh Doanh

HĐXX chấp nhập kiến nghị của VKS – Vietinbank là nguyên đơn dân sự

Thứ Tư | 07/01/2015 12:19

11h30 sáng 7/1, Tòa Phúc thẩm tuyên án vụ Huyền Như, trong đó hủy một phần bản án liên quan đến Huyền Như và 5 công ty để điều tra lại.
 

Sáng ngày 07/01/2015, phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm bắt đầu các nội dung liên quan đến tuyên án.

Trước đó, trong các ngày từ 15/12/2014 đến ngày 30/12/2014 tòa phúc thẩm xét xử vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm đã hoàn tất thời gian xét hỏi, đối đáp, tranh tụng…. Hôm nay, ngày 7/1/2015 Tòa sẽ nghị án và ra phán quyết cuối cùng.

Theo HĐXX, các bị cáo kháng cáo bản án sơ thẩm gồm: Huỳnh Thị Huyền Như, Võ Anh Tuấn, Huỳnh Mỹ Hạnh (đang tại ngoại); Trần Thị Tố Quyên, Đào Thị Tuyết Dung, Trần Thanh Thanh, Tống Nguyên Dũng; Bùi Ngọc Quyên; Phạm Hương Giang; Phạm Thị Tuyết Anh; Đoàn Lê Du; Huỳnh Trung Chí; Vũ Nguyễn Xuân Tiên; Nguyễn Thị Phúc Ngân; Huỳnh Hữu Danh; Lương Thị Việt Yên; Hồ Hải Sỹ; Lợi, Nguyễn Thiên Lý; Phạm Anh Tuấn;

Nhóm các bị cáo không kháng cáo bản án sơ thẩm nhưng có liên quan đến vụ án gồm: Hùng Mỹ Phương, Phạm Văn Chí, Nguyễn Thị Lành.

8h37: HĐXX bắt đầu phần nhận xét, trên cơ sở xem xét các chứng cứ, HĐXX xét thấy:

(1) Về thủ tục tố tụng: Tại phiên phúc thẩm bị cáo Như xác định không kháng cáo bản án sơ thẩm, chỉ xin lấy lại nhà cho mẹ là Bà Nguyễn Thị Lang; Bị cáo Lương Thị Việt Yên thay đổi yêu cầu kháng cáo kêu oan, xin giảm nhẹ hình phạt.

(2) Về nội dung, xét theo từng nhóm tội:

(i) Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bản án sơ thẩm xử các bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như, Võ Anh Tuấn, Huỳnh Mỹ Hạnh, Trần Thị Tố Quyên, Nguyễn Thị Lành, Đào Thị Tuyết Dung phạm tội lừa đảo chiếm đoạt của 2 ngân hàng và 5 công ty, chiếm hơn 3.986 tỷ đồng.

Sau phiên sơ thẩm 2 bị cáo Lành và Dung không kháng cáo. Huỳnh Thị Huyền Như và Vietinbank không kháng cáo nhưng có liên quan đến kháng cáo của những bên khác; Bị cáo Dung liên quan đến kháng nghị của VKS.

Không chấp nhận kháng cáo với Võ Anh Tuấn, Đào Thị Tuyết Dung, Trần Thị Tố Quyênkhông chấp nhận kiến nghị của Bà Nguyễn Thị Lang. Chấp nhận kháng cáo và giảm hình phạt tù cho bị cáo Huỳnh Mỹ Hạnh, chấp nhận tăng hình phạt với bị cáo Dung.

Đề nghị của 5 đơn vị ORS, SBBS, Bảo Hiểm Toàn Cầu, An Lộc, Hưng Yên hủy 1 phần bản án, điều tra lại;

Đề nghị của ACB, Navibank, HĐXX xét thấy:

Đối với ACB: ACB không phải là nguyên đơn dân sự. Hành vi của lãnh đạo ACB cố ý làm trái quy định pháp luật, thiếu trách nhiệm của 19 nhân viên ACB trong quản lý vốn. Lợi dụng sai sót của lãnh đạo ACB, tắc trách của nhân viên ACB, Như đã chiếm đoạt toàn bộ số tiền gửi của ACB. Trong trường hợp này lỗi thuộc về lãnh đạo ACB và 19 nhân viên. Vì vậy, HĐXX xét thấy đề nghị của ACB yêu cầu Vietinbank bồi thường cho ACB là không có cơ sở. Suy cho cùng ACB là người bị hại, vì vậy HĐXX phúc thẩm yêu cầu Như phải bồi thường cho ACB. Do đó, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Đối với bà Huỳnh Thị Bảo Ngọc: Đã được luận tội ở phiên tòa khác (tòa xử Bầu Kiên).

Đối với Navibank: Bản án sơ thẩm buộc Như bồi thường thiệt hại cho Navibank. Navibank kháng cáo, buộc Vietinbank phải bồi thường. Tương tự ACB, Navibank có chủ trương trái pháp luật: trái quy định của NHNN về quy định mức lãi suất huy động vốn, TCTD không cho phép ủy thác vốn qua nhân viên. Các chứng cứ và lời khai tại tòa cho thấy 4 nhân viên Navibank cho Navibank mượn tài khoản – vì chủ trương trái pháp luật của Navibank. Navibank không giao dịch gửi tiền với Vietinbank, nên Vietinbank không phải là bị đơn và Navibank không phải nguyên đơn dân sự trong vụ án này. Lỗi để Như chiếm đoạt số tiền là do lãnh đạo và nhân viên Navibank. Giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Đối với kháng cáo của VIB – CN Hồ Chí Minh: Đề nghị đưa những người giúp sức cho Như phải đền bù thiệt hại cho VIB. Bản án sơ thẩm đã đề nghị đưa những người giúp sức cho Như phải đền bù thiệt hại nên không có cơ sở để chấp nhận kháng cáo.

Đối với 5 công ty: Theo ý kiến của VKS, việc mở tài khoản của 5 công ty này là phù hợp với quy định, là thật. Số tiền của 5 đơn vị này chuyển hợp pháp vào tài khoản của họ. Vietinbank đã theo dõi tài khoản của họ. Như đã dùng các thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt số tiền của 5 đơn vị này từ TKTT của 5 đơn vị. Hành vi chiếm đoạt tiền của 5 đơn vị có dấu hiệu tham ô.

Vietinbank phải bồi thường tiền cho 5 đơn vị trên. 5 công ty là những người có quyền lợi, Vietinbank là nguyên đơn dân sự. VKS đề nghị hủy một phần bản án để điều tra lại.

HĐXX xét thấy:

- Công ty Hưng Yên: Bản án sơ thẩm buộc Như đền bù cho Hưng Yên. HĐXX phúc thẩm xét thấy bị cáo Như được Vietinbank bổ nhiệm chức vụ và phê duyệt nhiệm vụ: quyền ký duyệt và kiểm soát hồ sơ vay vốn, quyền thực hiện xác nhận số dư tiền gửi của khách hàng, đặc biệt với chứng cứ từ Vietinbank trong quá tình thực hiện nhiệm vụ, Như đã làm trái quy trình của Vietinbank. HĐXX có cơ sở khẳng định Như là người có chức vụ quyền hạn, Như đã lợi dụng quyền hạn và chức vụ để chiếm đoạt tiền của HƯng Yên và 4 công ty còn lại. Vì vậy, địa vị và tư cách tham gia vụ án này của Vietinbank là nguyên đơn dân sự.

Kháng cáo của Hưng Yên cho trường hợp này là có cơ sở. Nhưng cấp phúc thẩm không thể sửa bản án sơ thẩm. Do đó, HĐXX xét thấy vi phạm, thiếu sót cấp sơ thẩm, cấp phúc thẩm không thể sửa. Vì vậy, HĐXX thấy đề nghị của VKS là đúng và chấp nhận.

- SBBS: HĐXX xét thấy hành vi của bị cáo Như có dấu hiệu của tội tham ô tài sản.

- Bảo Hiểm Toàn Cầu: HĐXX xét thấy hành vi của bị cáo Như có dấu hiệu của tội tham ô tài sản.

- ORS: HĐXX xét thấy hành vi của bị cáo Như có dấu hiệu của tội tham ô tài sản.

- An Lộc: HĐXX xét thấy hành vi của bị cáo Như có dấu hiệu của tội tham ô tài sản.

Tương tự như Hưng Yên, HĐXX cho rằng kháng cáo của 4 công ty trên là có cơ sở.

Đối với bị cáo Võ Anh Tuấn: VKS đề nghị tăng hình phạt. HĐXX thấy bị cáo Tuấn đã giúp sức và giúp sức tích cực cho bị cáo Như. HĐXX thấy có cơ sở không thể giảm nhẹ hình phạt hơn nữa như kháng cáo của bị cáo.

Đối với Huỳnh Mỹ Hạnh: Giữ nguyên mức án sơ thẩm

Đối với Trần Thị Tố Quyên: HĐXX bác kháng cáo của bị cáo Tố Quyên

Đối với Đào Thị Tuyết Dung: HĐXX xét thấy chấp nhận tăng hình phạt đối với bị cáo là phù hợp.

Đối với Huỳnh Thị Huyền Như: Bị cáo không kháng cáo. Nhưng đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản các bên có kháng cáo. HĐXX xét thấy đề nghị của VKS hủy một phần bản án liên quan đến 5 công ty đã nêu để điều tra lại là có cơ sở.

Kiến nghị bà Nguyễn Thị Lang – Mẹ Huyền Như về căn biệt thự ở Nam Hải – Đà Nẵng: HĐXX xét thấy không có căn cứ xác định tài sản là của bà Lang, nên HĐXX không chấp nhận kiện nghị của bà Lang.

10h07: Thẩm phán làm việc

11h30: Tòa tuyên án

HĐXX chấp nhập kiến nghị của VKS – Vietinbank là nguyên đơn dân sự (1)

HĐXX chấp nhập kiến nghị của VKS – Vietinbank là nguyên đơn dân sự (2)

Màu xanh, tím: Được xem xét giảm một phần bản án sơ thẩm. Màu đỏ: Xem xét tăng hình phạt. Không màu: Giữ nguyên hình phạt.


Bị cáo Lợi được giảm án từ 4 năm tù còn 3 năm tù án treo nhờ có tình tiết giảm nhẹ mới – Bà nội vừa được phong tặng bà mẹ Việt Nam Anh Hùng.

(2) Hủy 1 phần bản án: đối với Huỳnh Thị Huyền Như liên quan đến 5 công ty để điều tra lại; và Võ Anh Tuấn liên quan đến công ty Hưng Yên.

(3) Bồi thường: Buộc bồi thường hơn 9.000 tỷ đồng với bị cáo Lành và hơn 1.200 tỷ đồng với bị cáo Lý và một số khoản khác với bị cáo khác.

Nguồn Infonet


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới