Hủy
Kinh Doanh

Làm mới chuỗi cung ứng

Julien Brun Thứ Ba | 10/01/2023 19:00

Bất kể biến động nào vào năm 2023, các chuyên gia chuỗi cung ứng và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp vẫn có một danh sách dài cần chuẩn bị. Ảnh: Quý Hòa

Những biến động lớn khiến chuỗi cung ứng toàn cầu buộc phải thay đổi để thích ứng và tồn tại.
 

Thế giới bước sang năm 2023 với nhiều ngổn ngang, đặc biệt, cuộc suy thoái toàn cầu đã được báo trước và các ngân hàng trung ương đang trên đà thắt chặt chính sách khi các nước tìm cách chế ngự lạm phát. Đó là lý do tại sao các công ty, trong đó có doanh nghiệp logistics, cần thay đổi chiến lược đầu tư, vận hành phù hợp với thời kỳ mới.

Chuyển đổi mô hình
Bất kể biến động nào vào năm 2023, các chuyên gia chuỗi cung ứng và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp vẫn có một danh sách dài cần chuẩn bị. Trong đó, tăng tính minh bạch (visibility) và khả năng phục hồi (resilience) cho chuỗi cung ứng đầu cuối là 2 ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt, chuỗi cung ứng thời kỳ 2023 trở đi càng trở nên phức tạp hơn khi có tới 6 tiêu chí cần tập trung: Khả năng phục hồi, Tốc độ, Tính bền vững - Dịch vụ, Chất lượng, Chi phí - Vốn. Trong khi trước đây, các chuỗi cung ứng chỉ cần 3 tiêu chí truyền thống là Chất lượng, Chi phí và Vốn.

Chuỗi cung ứng chịu trách nhiệm cho 90% dấu chân sinh thái. Ảnh: Quý Hòa
Chuỗi cung ứng chịu trách nhiệm cho 90% dấu chân sinh thái. Ảnh: Quý Hòa

Cùng đó, theo quan điểm của những người trong ngành, 5 xu hướng công nghệ tiếp tục ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng vào năm 2023, gồm tự động hóa quy trình bằng robot siêu tự động hóa; internet vạn vật; nền tảng đám mây và kho dữ liệu; phân tích nâng cao; tháp điều khiển Control Tower và chuỗi cung ứng kỹ thuật số Digital Supply Chain (hay công nghệ bản sao số Digital Twin của chuỗi cung ứng).

 

Một điểm đáng chú ý khác là tần suất rối loạn bất ngờ ngày càng tăng, đòi hỏi chuỗi cung ứng phản ứng nhanh. Có thể kể ra các sự kiện gây rối loạn lên chuỗi cung ứng toàn cầu như kẹt kênh Suez (2021), đóng cửa cảng (2021), phụ phí nhiên liệu (2021), đại dịch (từ năm 2020), chiến tranh Ukraine (2022), mục tiêu giảm phát thải (2022)... Trong bối cảnh đó, tháng 9/2022, hoạt động chuỗi cung ứng toàn cầu đã có sự thay đổi đầy tính chiến lược, chuyển từ chuỗi cung ứng tuyến tính sang chuỗi cung ứng tuần hoàn, tức từ “lập kế hoạch, tìm nguồn, thực hiện, cung cấp, trả lại” thành “chỉ huy, lập kế hoạch, đặt hàng, tìm nguồn, chuyển đổi, hoàn thành và trả lại”.

Chú ý tính bền vững
Chuỗi cung ứng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững, chịu trách nhiệm cho 90% dấu chân sinh thái. Tuy nhiên, trong khi nhiều công ty nói về việc thực hiện các hoạt động xanh hơn, theo quan sát của CEL, có quá ít công ty có chuỗi ứng ứng đầu cuối thực sự bền vững. Chỉ 23% doanh nghiệp tìm kiếm nhà cung cấp có cam kết đối với các hoạt động thân thiện với môi trường.

Vì phát thải phạm vi 3 (gián tiếp) không bắt buộc báo cáo nên khó giám sát nhất. Nhưng đây lại là nguồn tạo lượng phát thải khí nhà kính nhiều nhất. Ví dụ, mức phát thải khí nhà kính của Heineken Việt Nam ở phạm vi 1 và 2 chỉ 10% nhưng ở phạm vi 3 lại tạo ra tới 90% khí nhà kính.

Vấn đề quan trọng khác là xử lý chất thải. Mỗi năm thế giới tạo ra xấp xỉ 10 triệu tấn chất thải công nghiệp, 80% số này được chôn lấp. Đây không phải là cách xử lý tốt cho môi trường. Giải pháp đồng xử lý vật liệu không thể tái chế được đánh giá cao hơn cả vì giúp phục hồi năng lượng và tái chế khoáng sản. Đơn cử, 78% tất cả các sản phẩm của Nike, Jordan và Converse có chứa một số vật liệu tái chế. Tuy nhiên, kinh tế tuần hoàn đòi hỏi các công ty hợp tác chặt chẽ trên toàn chuỗi cung ứng để cùng xử lý rác thải công nghiệp.

Câu chuyện Việt Nam 
Chúng tôi dự đoán, trong 10 năm tới, nếu không có khủng hoảng ở châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam vẫn sẽ là điểm đến dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang. Thực tế, thời gian qua, tình hình ở Trung Quốc đã khiến các thương hiệu lớn ngành điện tử phải tìm những giải pháp khác. Trong đó, Ấn Độ, Việt Nam được xem là điểm đến thay thế, nhưng Ấn Độ đang đi sau Việt Nam và sẽ là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong 5 năm tới. Năng lực cạnh tranh của Việt Nam cần phải được chú trọng ngay từ bây giờ, nếu không Việt Nam sẽ đánh mất cơ hội.

Đổi mới sáng tạo sẽ là yếu tố then chốt để đảm bảo Việt Nam có thể hội nhập sâu hơn nữa và trở thành một phần không thể thiếu của chuỗi cung ứng toàn cầu. Giáo dục là nơi bắt đầu vì tương lai sẽ cần nhiều kỹ sư hơn công nhân và chỉ có kỹ sư mới có thể tạo ra những thứ mới. Sau đó, chúng ta cần có nhiều chương trình hỗ trợ hơn để khuyến khích doanh nghiệp tăng năng suất bằng các giải pháp kỹ thuật số. Cuối cùng là chuyển đổi các nhà máy (từ dựa trên sức lao động thành hoàn toàn tự động hay bán tự động).

 

Doanh nghiệp trong khối sản xuất cần chuẩn bị ứng phó với các sự kiện cung ứng trong năm 2023 như đa dạng hóa chuỗi cung ứng, đánh giá hàng tồn kho, chuẩn bị khả năng suy thoái sản xuất cùng hàng loạt gián đoạn khác, đánh giá các thách thức từ lao động, từ chuyển đổi số và chú ý trở lại những điều cơ bản; tăng cường minh bạch, kết nối mạng lưới... để đảm bảo truy xuất nguồn gốc của chuỗi cung ứng. 

Về bán lẻ, những người trong nghề dự báo chuỗi cung ứng năm 2023 sẽ gặp 2 thách thức lớn. Thứ nhất, nhu cầu tiêu thụ giảm dẫn đến chi phí tồn kho cao hơn và dòng tiền âm. Thứ 2, giá cả có thể biến động do ảnh hưởng từ giá nhiên liệu và vật liệu. Chiến lược tồn kho trong chuỗi cung ứng ngành bán lẻ năm 2023 sẽ chuyển dịch từ  “hàng có sẵn” thành “agile” (thích ứng nhanh với chuỗi cung ứng tích hợp, mạng lưới phi tập trung) để phục vụ tốt hơn. Ngoài ra, chuỗi cung ứng ngành bán lẻ cũng sẽ tiếp tục chuyển đổi kỹ thuật số với việc số hóa các quy trình vận hành để đạt mức độ minh bạch, hiển thị dữ liệu, tích hợp cao hơn, cũng như áp dụng phân tích dữ liệu cao cấp, trí tuệ nhân tạo và máy học vào việc lập kế hoạch dự báo nhu cầu, cân đối cung cầu, tối ưu hóa chuỗi cung ứng đầu cuối như công nghệ SIMCEL 
 


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới