Hủy
Kinh Doanh

Masan lãi quý IV hơn 1.358 tỷ đồng, cả năm thoát lỗ

Thứ Bảy | 21/02/2015 15:48

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cuối kỳ đạt 7.072 tỷ đồng trên vốn điều lệ 7.358 tỷ đồng.
 

Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan MSN vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2014 và cả năm 2014.

Theo đó, quý IV/2014, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế công ty lần lượt đạt 5.255,76 tỷ đồng và 1.358,3 tỷ đồng, tăng lần lượt 18% và 165% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lãi cổ đông công ty mẹ đạt 1.385,5 tỷ đồng, gấp gần 7 lần năm trước. EPS tương ứng đạt 1.855 đồng.

Tính chung cả năm, doanh thu thuần đạt 16.088,6 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất 1.307,2 tỷ đồng, tăng lần lượt 35% và 56% so với năm 2013. EPS tương ứng đạt 618 đồng. Trong khi đó, 9 tháng đầu năm, công ty lỗ 305 tỷ đồng. Như vậy, kết quả kinh doanh quý IV giúp công ty thoát lỗ cả năm.

Đối với mảng kinh doanh tài nguyên, mỏ Núi Pháo đã bắt đầu đóng góp vào kết quả kinh doanh của Tập đoàn trong năm 2014 (EBITDA đạt 1.127 tỷ đồng và lợi nhuận thuần dương trong năm đẩy mạnh sản xuất).

Mảng đầu tư tài chính, trong năm 2014, Techcombank đã đạt 1.417 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng trưởng 61,4% so với năm 2013. Trích phòng dự phòng là 2.258 tỷ đồng. Thu nhập lãi thuần năm 2014 tăng 33% so với năm ngoái. Tỷ lệ cho vay/tiền gửi vẫn giữ ở mức 61,5%. Tính đến ngày 31/12/2014, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) đạt 15,7%.

Ngành hàng thực phẩm, Masan đã cơ cấu lại danh mục thương hiệu để có thể tham gia vào các phân khúc cao cấp và trung cấp qua việc tung ra các phẩm Chin-su 3 Ngon và Nam Ngư 3-trong-1.

Vì vậy, Masan đã tham gia các thị trường gia vị lớn hơn nhiều trong năm 2014 với sự ra mắt sản phẩm hạt nêm dưới nhãn hiệu Nam Ngư. Thông qua công ty con, Masan cũng đã trở thành cổ đông lớn tại Cholimex Foods, một công ty nước chấm và gia vị nổi tiếng tại Việt Nam giúp tiếp cận đến các phân khúc thị trường bình dân.

Đối với thực phẩm tiện lợi, Masan đã xây dựng được một vị trí vững chắc trong ngành hàng thực phẩm tiện lợi, nhờ vào sản phẩm mì ăn liền - Omachi, Sagami và Kokomi –các sản phẩm từ cao cấp, trung cấp đến bình dân, cũng như các bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và cháo như cháo Komi, nhắm đến mục tiêu đạt được vị trí số 1 trong 2015.

Ngành hàng đồ uống, cà phê và nước đóng chai đạt tăng trưởng doanh thu rất cao trong năm 2014, trong đó Vinacafe đã được lựa chọn để phục vụ vào trong các chuyến bay của Việt Nam Airlines từ tháng 1/2015 trở đi.

Ngành hàng Bia, Masan Brewery gia nhập thị trường này bằng cách mua lại một nhà máy bia và tung ra sản phẩm với thương hiệu "Sư Tử Trắng". Thương hiệu này đã có một khởi đầu thành công ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhà máy đã hoạt động hết công suất do nhu cầu trước Tết tăng cao và doanh thu đã đạt 140 tỷ đồng trong quý 4/2014.

Ngành thịt, Masan Group đã thông qua công ty con để mua lại 100% CTCP Saigon Nutri Food.

Trong năm qua, Masan đã phát hành thành công trái phiếu 10 năm trong năm 2014 được đảm bảo bởi CGIF, một quỹ ủy thác của Ngân hàng Phát triển Châu Á. Giao dịch này mang tính bước ngoặc đã bổ sung 2.100 tỷ đồng vào nguồn tiền mặt của Masan Group đạt 9.208 tỷ đồng (gồm đầu tư ngắn hạn) vào cuối năm 2014.

Tính đến cuối năm 2014, tổng tài sản của công ty đạt 52.965 tỷ đồng. Hệ  số nợ/tổng tài sản ở mức 58,6%. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cuối kỳ 7.072 tỷ đồng trên vốn điều lệ 7.358 tỷ đồng.

Đơn vị: Tỷ đồng
Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn DVO


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới