Hủy
Kinh Doanh

Ngành gỗ giải bài toán tắc nghẽn đơn hàng

Thanh Hương Thứ Sáu | 17/02/2023 14:08

5 Hiệp hội ngành gỗ đang cùng nhau kết hợp tìm giải pháp thúc đẩy ngành gỗ phát triển. Ảnh: TTXVN.

Các doanh nghiệp ngành gỗ đang tích cực tìm lối ra sau thời gian dài gặp khó khăn về thị trường xuất khẩu.
 

Thị trường có dấu hiệu phục hồi

Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp, năm 2022, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản Việt Nam ước đạt 16.928 tỉ USD, tăng 6,1% so với năm 2021. Mức tăng trưởng chậm này là một bước lùi vì từ nhiều năm trước ngành này luôn duy trì mức tăng trưởng 2 con số. Tuy nhiên, theo ghi nhận từ 1 số doanh nghiệp trong ngành, trong tháng 1/2023 đơn hàng đã bắt đầu quay trở lại nhưng vẫn còn giới hạn. 

Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhận định phải hết quý II/2023 mới có thể phục hồi sản xuất khoảng 85%. Sự phục hồi trở lại vào nửa cuối năm kỳ vọng đạt tốc độ tăng trưởng từ 7-9%, tương đương đạt 18 tỉ USD trở lên. 

Cũng theo ông Đỗ Xuân Lập, nhiều năm liền ngành chế biến xuất khẩu gỗ Việt Nam tăng trưởng cao ở mức hai con số mỗi năm nhờ vào sự gia tăng nhanh chóng của quy mô thị trường thế giới và sức hút từ năng lực sản xuất, đặc biệt là các sản phẩm đòi hỏi tay nghề cao. 

Tuy nhiên, chính vì thuận lợi đó khiến hầu hết doanh nghiệp trong ngành chỉ tập trung vào khâu sản xuất, xây dựng nhiều nhà máy lớn mà thiếu quan tâm cho việc xúc tiến thương mại, kết nối chặt chẽ với các thị trường.

Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam. Ảnh: TL.
Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam. Ảnh: TL.

Cũng chính điểm yếu này khiến các doanh nghiệp gỗ Việt Nam bị động khi nhu cầu thị trường suy giảm, minh chứng là từ nửa cuối năm 2022 đến nay, khi lạm phát lan rộng, đơn hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt giảm mạnh trong khi các doanh nghiệp FDI khác trong ngành vẫn sản xuất đều.

Vì vậy, muốn phát triển bền vững, các doanh nghiệp, hiệp hội phải liên kết và đầu tư đúng mức cho việc xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh, cập nhật thông tin, năng lực cung ứng đến khách hàng quốc tế.

Ngành phối hợp các địa phương xây dựng các khu công nghiệp chế biến tập trung; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức các hội chợ quốc tế lớn, phấn đấu từ năm 2024, sẽ đều đặn tổ chức 4 hội chợ lớn/năm...

Đó là lý do vừa qua, 5 hiệp hội trong ngành chế biến gỗ trên toàn Việt Nam, gồm: Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. HCM (HAWA), Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA), Hiệp hội Gỗ và Thủ công mỹ nghệ Đồng Nai (DOWA), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định) đã cùng nhau hợp tác tạo “ngôi nhà chung Viforest Fair, để cùng nhau xúc tiến các hội chợ, triển lãm và các hoạt động xúc tiến thúc đẩy ngành. 

5 Hiệp hội cùng bắt tay thúc đẩy ngành phát triển

Năm 2022 khó khăn bủa vây đã khiến các doanh nghiệp xuất khẩu bị ảnh hưởng và thị trường tăng trưởng chủ yếu vào Đông Bắc Á, Châu Đại Dương, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Theo ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hiệp hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (Hawa): Việt Nam đứng đầu khu vực Đông Nam Á về xuất khẩu gỗ, đứng thứ 2 châu Á và thứ 5 thế giới, nhưng quy mô các gian hàng hội chợ chưa xứng tầm với vị trí của Việt Nam, chúng tôi đoàn kết để nâng tầm hội chợ so với các nước… giúp ngành gỗ giới thiệu khách hàng của minh 1 cách tiếp kiệm nhất và giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận nhanh nhất với các đơn hàng. 

Từ ngày 22-25/2/2023, Hội chợ xuất khẩu đồ gỗ và nội thất (HawaExpo) sẽ được tổ chức tại TP.HCM, nhằm giúp ngành gỗ xúc tiến thương mại cho ngành. Đây là sự kiện mở đầu cho chuỗi các hội chợ nội thất lớn nhất trong khu vực châu Á, kéo dài từ Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc… Hội chợ có không gian triển lãm lên đến hơn 28.000m2, với 1.600 gian hàng, gần 200 nhà sản xuất nội thất xuất khẩu hàng đầu tham gia cùng hàng loạt hoạt động kết nối giao thương thiết thực, HawaExpo 2023 hứa hẹn tạo nên cú hích trong công tác xúc tiến thương mại cho ngành chế biến gỗ Việt Nam năm nay và xa hơn, là chinh phục mục tiêu xuất khẩu 20 tỉ USD nội thất vào năm 2025.

5 hiệp hội ngành chế biến gỗ 'bắt tay' thực hiện mục tiêu xuất khẩu 20 tỉ USD. Ảnh: TL.
5 hiệp hội ngành chế biến gỗ "bắt tay" thực hiện mục tiêu xuất khẩu 20 tỉ USD. Ảnh: TL.

Điểm nhấn khiến HawaExpo 2023 chính là có sự tham gia đông đảo của các nhà sản xuất, xuất khẩu lớn trong top các doanh nghiệp xuất khẩu lớn của Việt Nam như: AA Corporation, Interwood, Sanyang, Lâm Việt, Đại Thành, Tiến Đạt, Trường Thành, An Cường, Woodslands, Scansia Pacific... Tại đây, nhà mua hàng được gặp gỡ trực tiếp với đại diện các nhà máy lớn, có khả năng cung ứng hàng đầu về chất lượng lẫn số lượng sản phẩm nội thất cho thị trường các nước. Bắt đầu từ hội chợ năm nay mở màn cho hàng loạt hội chợ khác như Vifo expo…kỳ vọng đó, ban tổ chức 

Theo ông Allan Kjaer, Giám đốc Phát triển kinh doanh Fine Scandinavia, dù tăng trưởng chậm trong năm 2022 nhưng Việt Nam vẫn là điểm đến lý tưởng của các nhà mua hàng nội thất quốc tế. Hội chợ lần này chính là cơ hội kết nối giao thương để các doanh nghiệp nội thất Việt lấy lại đà tăng trưởng. 

Đến nay, có gần 1.000 khách đăng ký tham quan hội chợ qua website và App từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó: Mỹ chiếm 20%, châu Âu chiếm 10%; Trung Đông 20%; các nước Asean chiếm 20% và các nước còn lại (Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Ấn Độ…) chiếm 30%.

Có thể bạn quan tâm:

TP.HCM đề xuất xây siêu cảng 6 tỉ USD


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới