Hủy
Kinh Doanh

Ông Đặng Thành Tâm đề nghị Chính phủ mua nợ xấu tương lai

Thứ Hai | 17/06/2013 15:52

Theo ông Tâm, nỗi lo sợ về nợ xấu hình thành trong tương lai đang khiến cả doanh nghiệp và ngân hàng lo ngại vẫn chưa được tính đến.
 

Mua nợ và bán lại niềm tin

Đại biểu Quốc hội - ông Đặng Thành Tâm cho rằng, hiện tại nhà nước đã đưa ra nhiều phương án để giải quyết nợ xấu. Tuy nhiên đó cũng chỉ là khoản nợ xấu trong quá khứ. Trong khi đó, nỗi lo sơ về nợ xấu hình thành trong tương lai đang khiến cả doanh nghiệp (DN) và ngân hàng (NH) lo ngại vẫn chưa được tính đến. Phải chăng, cần tính cách "mua lại khoản nợ này bằng các cách thức bảo lãnh cho vay đối với DN trong vòng 3 năm tới.

Theo ông Tâm, trong 3 năm qua, cứ 100 tỷ đồng cho vay có 8% là nợ xấu. Hiện tại tổng dư nợ đã đến 3,5 triệu tỷ đồng và nợ xấu đã đạt con số 300 nghìn tỷ.

Tuy nhiên đó là vấn đề của nợ xấu trong quá khứ, còn trong tương lai, muốn DN hoạt động mạnh mẽ, tạo động lực cho toàn nền kinh tế phát triển thì nhà nước cần phải có các hình thức bảo lãnh cho các hoạt động vay của doanh nghiệp khi lãi suất đã được nỗ lực kéo xuống.

Hiện tại trên 70% doanh nghiệp thua lỗ hầu hết là cạn vốn và không đạt điều kiện cho vay, tài sản thế chấp đã mất đi giá trị và tiếp cận vốn là điều hết sức khó khăn. Như vậy, việc bảo lãnh cho vay cũng là bước đi trong nỗ lực giải quyết sự trì trệ của nền kinh tế và dài hạn có ý nghĩa đối với ngân sách nhà nước.

"Nếu "DN" hiệu quả hơn trong kinh doanh thì số tiền cho vay ra sẽ được thu về từ tiền thuế và tiền nộp cho ngân sách nhà nước là rất lớn", ông Tâm nói

Tạo niềm tin để khơi thông vốn

Theo ông Tâm, điều đáng nói ở đây, việc mua nợ xấu trong tương lai không phải sử dụng nhiều ngân sách mà chủ yếu sử dụng công cụ niềm tin. Khi nhà nước có các hình thức bảo lãnh sẽ tạo động lực cho DN hoạt động có hiểu quả hơn vì gánh nặng về nợ xấu đã được trút bỏ. Hơn thế,các NH cũng cần phải tin vào động lực phát triển trong tương lai, cần phải cho vay ra nếu không muốn lượng tiền tồn kho quá nhiều.

Theo ông Tâm tính toán, nếu một năm chính phủ thông qua các tổ chức và công cụ của mình bảo lãnh để ngân hàng cho vay 200.000 tỷ đồng thì xấu nhất là 3 năm nữa sẽ phát sinh tối đa 8% nợ xấu. Như vậy cũng khoảng 16.000 tỷ đồng là con số tối đa nợ xấu mà chính phủ có thể phải mua phải mua.

"Tuy nhiên vẫn có cơ sở để tin rằng 92% số tiền trên lại hoạt động tốt và sản sinh ra nhiều lợi ích cho xã hội", ông Tâm nhấn mạnh.

Ông Tâm cho rằng, nếu phương án này đưa ra sẽ bù đắp được thiếu hụt nguồn vốn trong đầu tư phát triển để đảm bảo tăng trưởng GDP mà lại không gây lạm phát. giúp cho doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh và có điều kiện tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh, đem lại lợi nhuận, tiếp tục trả nợ ngân hàng, tạo sự thanh khoản tốt hơn cho các khoản nợ.

Cho đến nay tổng tăng truởng tín dụng chỉ đạt hơn 2%, như vậy mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% cho năm nay sẽ khó đạt đuợc nêú không có chính sách này. Với phương án này ngân hàng sẽ cân đối đuợc tiền gửi vào và cho vay ra một cách hợp lý.

Nguồn VEF


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới