PMI tháng 12 đạt 52,5 điểm, số lượng đơn đặt hàng mới tăng nhanh hỗ trợ tăng sản lượng
Một trong những điểm tích cực của PMI tháng 12 là chỉ tiêu việc làm đã tăng trở lại sau 6 tháng giảm liên tiếp. Ảnh: TL.
Theo Báo cáo mới ra sáng nay của IHS Markit, Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng, PMI ngành sản xuất Việt Nam đạt 52,5 điểm trong tháng 12, cao hơn so với 52,2 của tháng 11/2021. Đây là tháng thứ 3 liên tiếp chỉ số PMI được cải thiện, và sự phục hồi của ngành sản xuất tích cực nhất kể từ tháng 5/2021.
Việc làm đã tăng trở lại sau thời kỳ giảm liên tục. Áp lực tăng chi phí vẫn đáng kể nhưng đã chậm lại so với tháng 11, một phần phản ánh các dấu hiệu cho thấy tình trạng chậm trễ của chuỗi cung ứng đã bớt nghiêm trọng.
Số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng vào cuối năm với mức ngang bằng so với tháng 11. Số đơn hàng xuất khẩu mới cũng tăng với mức tăng cao nhất 8 tháng trở lại đây. Số đơn đặt hàng mới tăng đã giúp sản lượng ngành sản xuất tăng theo dù tốc độ tăng có chậm lại do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
PMI tháng 12 tiếp tục ghi nhận việc giao hàng đã được cải thiện tích cực nhất kể từ tháng 4/2021. Ảnh: IHS Markit. |
Một trong những điểm tích cực của PMI tháng 12 là chỉ tiêu việc làm đã tăng trở lại sau 6 tháng giảm liên tiếp. Tuy vậy, đây vẫn là mức tăng khiêm tốn khi một số nhà sản xuất cho biết người lao động trở về quê và chưa trở lại làm việc. Việc thiếu lao động, cùng với số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng đã làm lượng công việc tồn đọng tăng tháng 4 tư liên tiếp.
Hoạt động mua nguyên liệu sản xuất trong tháng 12 đã giảm mạnh và nhanh khi các nhà sản xuất đã thực hiện việc này vào những tháng trước đó. Tuy nhiên, hàng tồn kho tiếp được giảm nhẹ do đã được dùng để sản xuất.
Tốc độ tăng giá nguyên liệu sản xuất đã hạ nhiệt hơn so với tháng 11. Ảnh: IHS Markit, Tổng cục Thống kê (Việt Nam). |
PMI tháng 12 tiếp tục ghi nhận việc giao hàng đã được cải thiện tích cực nhất kể từ tháng 4/2021. Một số nhà sản xuất cho biết hoạt động vận tải bắt đầu được bình thường trở lại nhưng tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu và việc chuyển hàng chậm trễ tiếp tục ảnh hưởng đến khả năng mua nguyên liệu sản xuất. Điều này làm giá hàng hóa đầu vào tiếp tục leo thang, trong đó có giá dầu và chi phí vận chuyển tăng. Tuy nhiên, tốc độ tăng giá nguyên liệu sản xuất đã hạ nhiệt hơn so với tháng 11.
Về triển vọng COVID-19 vọng trong thời gian tới, các công ty vẫn lạc quan rằng sản lượng sẽ tăng trong năm tới, và tâm lý kinh doanh đã tăng so với tháng 11 với hy vọng đại dịch COVID-19 sẽ được kiểm soát trong năm 2022 và nhu cầu sẽ mạnh lên. Tuy nhiên, một số nhà sản xuất lo ngại rằng các điều kiện kinh doanh vẫn tiềm ẩn những rủi ro.
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư